【soi kèo brighton vs nottingham forest】Khuyến khích các công ty chứng khoán mua bán, hợp nhất
Thưa ông, nút thắt lớn nhất đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam hiện nay là gì?
Hiện nay, do tình hình kinh tế - tài chính thế giới vẫn còn khó khăn, sự phục hồi chưa vững chắc; trong khi vẫn tiềm ẩn những rủi ro tại khu vực châu Âu thì lại xuất hiện những dấu hiệu rủi ro mới trong hệ thống tài chính và tăng trưởng giảm sút của Trung Quốc và dòng tiền nóng tại các nước châu Á.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nước còn khó khăn, hàng tồn kho vẫn lớn; sức cầu yếu; tăng trưởng tín dụng còn hạn chế, nợ xấu còn cao…do vậy hoạt động của TTCK Việt Nam mặc dù có sự hồi phục nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức.
Đề án tái cấu trúc TTCK Việt Nam, trong đó có nội dung tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 12-2012. Từ đó đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai đề án này như thế nào? Kết quả đạt được ra sao?
Về tình hình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, trên cơ sở báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính của các công ty chứng khoán (CTCK), UBCKNN thực hiện phân loại công ty chứng khoán theo các nhóm và trên cơ sở đó thực hiện giám sát và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định.
Tính đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đặt 9 CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt, 5 Công ty thuộc diện kiểm soát, 4 Công ty đã bị đình chỉ hoạt động, rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán của 5 Công ty; rút nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của 3 công ty, rút nghiệp vụ Tự doanh của 2 công ty; rút Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký của 1 công ty.
UBCKNN cũng đã yêu cầu tạm ngừng hoạt động đối với 2 CTCK và đang tiến hành thủ tục để chấm dứt hoạt động kinh doanh tiến tới thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của 3 CTCK. Ngoài ra đã đưa 3 công ty quản lý quỹ vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Trong quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán, UBCKNN có gặp khó khăn gì thưa ông?
Công tác tái cấu trúc TTCK trong thời gian qua có những khó khăn do điều kiện kinh tế vĩ mô chưa thực sự thuận lợi, tăng trưởng còn hạn chế; hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN niêm yết còn khó khăn; hàng tồn kho lớn, tăng trưởng tín dụng thấp. Tái cấu trúc TTCK được triển khai đồng thời với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế (tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, các DN Nhà nước) nên có các tổ chức kinh doanh chứng khoán có khó khăn trong việc củng cố tiềm lực tài chính; nhân sự cấp cao tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng có sự thay đổi.
Một số tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng cần có thời gian để có thể xây dựng được phương án tái cấu trúc tối ưu. Việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của CTCK không đáp ứng được theo quy định cũng cần có thời gian để công ty xử lý các nghĩa vụ có liên quan, đặc biệt là đối với nhà đầu tư. Một mặt tiêu chuẩn niêm yết cần nâng cao nhưng cũng cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn cũng như tránh những xáo trộn lớn trong điều kiện kinh tế còn có nhiều khó khăn...
Thời gian gần đây, nhiều công ty chứng khoán đã rục rịch tái cấu trúc bằng cách sáp nhập với CTCK khác, một số khác thì thu hẹp hoạt động, rút tư cách thành viên tại sở giao dịch…, thậm chí có công ty còn tuyên bố giải thể. Quan điểm của UBCKNN đối với vấn đề này như thế nào?
Trong thời gian vừa qua, do TTCK suy giảm cả về chỉ số và khối lượng giao dịch làm cho hoạt động kinh doanh của nhiều CTCK gặp khó khăn.Trước bối cảnh đó, các CTCK này đã thực hiện tự tái cấu trúc tổ chức, hoạt động như chủ động rút bớt nghiệp vụ kinh doanh, rút tư cách thành viên, hợp nhất, sáp nhập và giải thể. UBCKNN cho rằng đây là quy luật vận động tự nhiên và đào thải tất yếu của thị trường, khi mà các chủ thể kinh doanh không tìm thấy được cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ rút lui khỏi thị trường hoặc tìm hướng tái cấu trúc công ty.
Cơ quan quản lý nhà nước là UBCKNN không làm thay doanh nghiệp, và có nhiệm vụ ban hành cơ chế, chính sách, giám sát thực thi để hỗ trợ việc tái cơ cấu của các CTCK được diễn ra một cách trật tự, đúng luật, không làm xáo trộn thị trường.
Theo ông, để có thể vượt qua khó khăn và tồn tại, các CTCK cần lưu ý những gì khi tiến hành tái cấu trúc thông qua hình thức mua bán, sáp nhập?
Một trong những hình thức mà các CTCK lựa chọn khi tiến hành tái cấu trúc là Mua bán - Sáp nhập (M&A). Nguyên tắc chính của việc mua bán, sáp nhập là do doanh nghiệp tự nguyện đến với nhau và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để việc M&A này được thành công, ngoài việc các đối tác phải hiểu được mục đích của mình trong thương vụ này và hiểu rõ đối tác của mình như thế nào, cần phải hiểu được một cách thấu đáo các quy định pháp lý có liên quan.
Đặc biệt, trong trường hợp này là M&A trong lĩnh vực chứng khoán, một lĩnh vực có luật điều chỉnh riêng và có cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành riêng, có điều kiện, quy trình thực hiện riêng. Hiện nay khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh hoạt động này đã được ban hành đầy đủ, về phía công tác quản lý. UBCKNN khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán tái cấu trúc theo hướng này để tăng cường sức mạnh cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Ông có dự báo như thế nào về TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Mặc dù điều kiện kinh tế còn có những khó khăn nhưng chúng ta cũng đã đạt được những kết quả quan trọng như lạm phát được kiềm chế với việc CPI 7 tháng đầu năm tăng ở mức 2,68% so với cuối năm 2012; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012; việc miễn, giảm và giãn thuế đã góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp; mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm và tăng trưởng tín dụng có cải thiện; dòng vốn FDI và FII tăng so với năm trước, dự trữ ngoại hối tăng cao…
Trong thời gian tới, khi các cơ chế, chính sách, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01 và 02/NQ-CP, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, điều hành tiếp tục tích cực được triển khai và kinh tế vĩ mô, hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục cải thiện thì cùng với những chính sách, giải pháp về TTCK đã và đang được thực hiện, TTCK sẽ có những bước chuyển biến khả quan.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hiền (thực hiện)