Các nhà mạng đang quản lý một lượng lớn thông tin cá nhân khách hàng
Đang ngồi trong cuộc họp với công ty,àmạnglộthôngtinriêngtưtỷ lệ cá cược bóng đá nhà cái anh M.V.S, chủ thuê bao 0913xxx668, bị gián đoạn bởi cuộc gọi từ một số lạ. Cầm máy lên nghe, anh S. tức điên người vì người gọi đến là nhân viên của một ngân hàng, mục đích chào mời sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng.
Bị quấy rối suốt ngày
“Cứ vài ngày, tôi lại nhận được một cuộc gọi quảng cáo như vậy. Tôi không có nhu cầu, nếu có tôi tự biết tìm thông tin chứ không cần gọi điện làm phiền. Điều tôi thắc mắc là những công ty đó lấy thông tin điện thoại của tôi từ đâu?”. Tương tự, anh T.M.K, chủ thuê bao Vinaphone 09131xxx18, phản ánh: “Tôi vừa nhận được cuộc gọi từ nhân viên một trường mẫu giáo quốc tế nào đó, mời đến dự hội thảo giới thiệu dịch vụ dành cho bé 3 - 5 tuổi. Tôi chỉ có một con trai vừa đầy năm, chưa có nhu cầu tìm trường nhưng suốt ngày lại nhận cuộc gọi quảng cáo như vậy rất phiền phức”.
Anh K.N.M, ngụ tại Q.7 (TP.HCM), bức xúc: “Tôi và nhiều người bạn đều nhận được cuộc gọi từ một hệ thống phòng tập thể hình với cùng nội dung “bạn là khách hàng may mắn nhận được thẻ khuyến mãi tập gym miễn phí 1 tháng, yêu cầu đến trung tâm để nhận”. Tuy nhiên, khi đến thì nhân viên tại đây chỉ dẫn đi giới thiệu cơ sở vật chất và yêu cầu đóng tiền để học, chứ không có trúng thưởng thẻ thành viên VIP nào cả. Tôi muốn biết vì sao họ có số điện thoại của tôi và lừa gạt như vậy? Vừa mất thời gian vừa ôm cục tức”.
Chị N.B.T, chủ thuê bao 0983887xxx khẳng định: “Tôi chắc chắn nhà mạng tuồn thông tin cá nhân ra ngoài, bởi vì số điện thoại của tôi khi đăng ký ADSL Viettel dùng tên người anh của tôi. Từ đó, tôi nhận rất nhiều cuộc gọi từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm… chào mời nhưng toàn hỏi tên anh tôi”. Chị N.N.U, sử dụng thuê bao số 0903900xxx, cũng nói như đinh đóng cột: “Tôi liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi chào mời nhưng toàn chào hỏi tên của chồng tôi. Mới đầu tôi không hiểu, nhưng sau đó mới nhớ ra, số điện thoại này khi đăng ký là do chồng tôi đứng tên. Như vậy thông tin rò rỉ từ nhà mạng chứ từ đâu ra?”.
Không chỉ lộ thông tin tên và số điện thoại cá nhân, khách hàng còn bị lộ luôn cả ngày sinh của người đăng ký. Anh H.G, sử dụng dịch vụ của mạng MobiFone, phản ảnh: “Tôi có 2 số điện thoại của mạng này và đều đăng ký thông tin cá nhân của tôi, cả hai sim đều nhận được tin nhắn bán số điện thoại trùng ngày sinh nhật từ một số điện thoại cá nhân. Nhiều người cũng nhận được tin nhắn quảng cáo này, cho nên không thể nói nhà mạng vô can trong việc để lộ thông tin cá nhân của khách hàng”. Anh H.N, ngụ tại TP.HCM, kể: “Tôi xài số điện thoại đăng ký bằng thông tin của bà xã. Sau đó bị nhắn tin mời chào mua sim số sinh nhật là ngày sinh của bà xã. Vợ tôi chưa bao giờ xài mạng xã hội hoặc dùng máy tính vô mạng. Không nhà mạng di động thì ai làm lộ thông tin?”.
Tôi liên tục nhận được tin nhắn, cuộc gọi chào mời nhưng toàn chào hỏi tên của chồng tôi. Mới đầu tôi không hiểu, nhưng sau đó mới nhớ ra, số điện thoại này khi đăng ký là do chồng tôi đứng tên. Như vậy thông tin rò rỉ từ nhà mạng chứ từ đâu ra? |
Nhà mạng hưởng lợi
Hiện nay thông tin rao bán danh sách khách hàng tiềm năng xuất hiện nhan nhản trên mạng, với đủ loại danh sách, từ nhà đầu tư chứng khoán, người gửi tiết kiệm ngân hàng, thành viên thân thiết của siêu thị đến cả danh sách phụ huynh học sinh ở các trường, giám đốc doanh nghiệp tại TP.HCM...
Đặc biệt qua trao đổi, có cá nhân còn rao bán danh sách khách hàng hòa mạng theo đầu số viễn thông tại TP.HCM với nội dung “mới cập nhật được chọn lọc theo đầu số: MobiFone, Viettel, Vinaphone, Vietnamobile, Gmobile... với đầy đủ thông tin cá nhân như tên, số điện thoại di động, email, chức vụ, công ty làm việc, địa chỉ… Điều này một lần nữa cho thấy việc để lộ thông tin cá nhân của khách hàng xuất phát từ chính nhân viên các nhà mạng. Chị A.T, ngụ tại Hà Nội, tiết lộ: “Ngày trước mình làm trong cửa hàng chính của MobiFone, chỉ cần đăng nhập vào hệ thống quản lý đấu nối sim dưới hình thức đại lý và truy xuất tên khách hàng... thì có thể ra tới chi tiết tận số nhà luôn chứ không riêng gì ngày sinh. Nếu muốn lấy danh sách khách hàng để sử dụng vào mục đích khác thì hoàn toàn làm được”.
Anh N.N.T, một chuyên gia viễn thông tại TP.HCM, phân tích: “Hiện nay khi mua sim trả trước, nhà mạng yêu cầu phải đăng ký thông tin cá nhân (trong đó mạng Viettel bắt buộc, còn những mạng khác có thể không). Điều này cho thấy nhà mạng đang quản lý lượng lớn thông tin cá nhân khách hàng. Việc mua bán danh bạ chỉ mang lại một chút lợi ích cho cá nhân phát tán nhưng chung quy nhà mạng vẫn là người hưởng lợi lớn vì cuối cùng họ thu được tiền cước viễn thông, càng nhiều cuộc gọi họ càng có doanh thu.
Theo chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Minh Đức, việc bị lộ số điện thoại khiến quyền riêng tư của khách hàng bị xâm phạm, bị làm phiền và ảnh hưởng tinh thần bởi những cuộc gọi không mong muốn. Kẻ xấu có thể sử dụng điện thoại, thông tin của khách hàng để khai báo sử dụng các dịch vụ khác. Như đã có trường hợp đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng trong các hoạt động gian lận khi giao dịch qua mạng.
Mỹ phạt nặng công ty viễn thông khai thác thông tin cá nhân trái phép Tờ The Wall Street Journal ngày 3.9 đưa tin nhà mạng Verizon của Mỹ vừa bị Ủy ban Truyền thông Mỹ (FCC) phạt 7,4 triệu USD vì vi phạm quyền riêng tư của khách hàng. Cụ thể, FCC phát hiện Verizon không thông báo cho 2 triệu khách hàng khi sử dụng thông tin cá nhân của họ trong các chiến dịch tiếp thị dịch vụ của nhà mạng. Theo quy định của Mỹ, những khách hàng này “có quyền từ chối không cho Verizon truy cập hoặc sử dụng thông tin cá nhân của họ cho các mục đích tiếp thị”. Các nhà mạng phải hỏi ý kiến khách hàng trước khi dùng thông tin của họ cho các chiến dịch tiếp thị, ngoại trừ giới thiệu những dịch vụ mà người dùng đã sử dụng. |
Theo Thanh niên
Thuê bao không đăng ký, "nhà mạng" cố tình làm ngơ?