Sau 1 năm,ạcNhànướcMởrộngdịchvụcôngđiệntửnhận định philippines hàng nghìn hồ sơ và yêu cầu thanh toán đã được các đơn vị KBNN tiếp nhận và xử lý nhanh chóng, thông qua giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, vì là thí điểm nên cũng không tránh khỏi các khó khăn, vướng mắc. KBNN đã tiếp thu, tìm giải pháp khắc phục để tiến tới triển khai diện rộng.
PV: DVC đã được triển khai thí điểm 1 năm qua, tại 5 thành phố lớn và theo một số nhận định đánh giá sơ bộ, hình thức giao dịch này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực. Ông có thể cho biết cụ thể về vấn đề này?
Ông Vũ Đức Hiệp:Do làm tốt khâu tuyên truyền và tập huấn kỹ về quy trình nghiệp vụ nên trong quá trình thí điểm, KBNN đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng giao dịch cũng như sự ủng hộ và phối hợp rất tốt từ phía các đơn vị tham gia thí điểm. Đồng thời, các công chức KBNN đã quen với việc triển khai các chương trình ứng dụng có độ phức tạp cao nên khi thực hiện DVC trực tuyến cũng không bị bỡ ngỡ, các thao tác và xử lý trên chương trình khá thuần thục.
Về cơ bản, hệ thống DVC trực tuyến đã hoạt động thông suốt, đảm bảo tính pháp lý, an toàn, quy định chi tiết cho từng dịch vụ. Thủ tục đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN; thủ tục giao, nhận và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi, kê khai yêu cầu thanh toán dễ dàng cho các đơn vị tham gia. Các đơn vị sử dụng ngân sách đã truyền được chứng từ sang KBNN, KBNN đã thực hiện hoàn thiện chứng từ trên DVC trực tuyến, giao diện thành công vào hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và trả báo nợ cho đơn vị theo đúng quy định.
|
Đặc biệt, các hồ sơ, chứng từ đơn giản như chi thường xuyên áp dụng trên DVC trực tuyến được xử lý rất thuận tiện do đơn vị chỉ thực hiện giao nhận hồ sơ và thực hiện thanh toán qua DVC, không phải đến KBNN.
PV: Từ các phản hồi tích cực này, ông có cho rằng, DVC trực tuyến thực sự là bước cải cách lớn để tiến tới kiểm soát chi điện tử mà hệ thống KBNN đang hướng tới?
Ông Vũ Đức Hiệp:DVC trực tuyến chính là một bước đi quan trọng góp phần vào việc cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác kiểm soát chi, bởi DVC đã tạo điều kiện thuận lợi và giảm thời gian đi lại cho các đơn vị, giảm chi phí hoạt động. Đặc biệt, sử dụng DVC điện tử đã chống được việc giả mạo chữ ký, giả mạo con dấu của đơn vị (được xem như là một trong những nguyên nhân dẫn đến chiếm đoạt tiền vốn của ngân sách nhà nước - NSNN). Do đó, thay cho việc ký trên chứng từ giấy thì kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách phải ký duyệt bằng chữ ký số. Thông tin thanh toán cũng được nhanh chóng và bảo mật.
Về phía các đơn vị KBNN, DVC điện tử góp phần hiện đại hóa công tác kiểm soát chi theo hướng hồ sơ, chứng từ của đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện kiểm soát chi qua KBNN sẽ được gửi trên DVC, từ đó giao diện vào hệ thống Tabmis bảo đảm minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát. Qua DVC, lãnh đạo KBNN các cấp có thể kiểm tra được tình trạng xử lý các hồ sơ kiểm soát chi qua báo cáo thống kê trên DVC, từ đó, tăng tính trách nhiệm của công chức làm công tác kiểm soát trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đây chính là bước đi đầu tiên tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử.
PV: Ngoài những phản hồi tích cực thì khó khăn lớn nhất mà các đơn vị KBNN gặp phải là việc cấp chứng thư số còn chậm, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc? Vì sao có sự chậm trễ này và hiện đã được khắc phục thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Đức Hiệp:Để thực hiện DVC điện tử, các đơn vị sử dụng ngân sách phải được cấp chứng thư số đối với các chức danh: Chủ tài khoản, kế toán trưởng, ủy quyền chủ tài khoản, ủy quyền kế toán trưởng.
Tuy nhiên, việc cấp chứng thư số bị chậm là do phải thực hiện qua nhiều bước như: Các đơn vị phải báo cáo gửi công văn đến đơn vị chủ quản; đơn vị chủ quản tập hợp lại danh sách để đăng ký xin cấp chữ ký số với Ban Cơ yếu Chính phủ.
Từ phản ánh của các đơn vị cung cấp DVC trực tuyến, ngày 21/11/2016 vừa qua, Chính phủ đã có những quy định sửa đổi thông qua việc mở rộng kênh cấp chứng thư số. Theo đó, ngoài chứng thư số của Ban Cơ yếu Chính phủ, các đơn vị có thể lựa chọn đăng ký chứng thư số bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; chứng thư số nước ngoài được công nhận; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.
PV: Theo kế hoạch và lộ trình đã đề ra, dự kiến DVC trực tuyến được triển khai mở rộng trên toàn quốc vào quý III/2017. Vậy KBNN tiếp tục có giải pháp gì để DVC trực tuyến thành công trên cả nước?
Ông Vũ Đức Hiệp:Ngoài việc khắc phục những vướng mắc phát sinh trong giai đoạn thí điểm, KBNN tiếp tục thực hiện tuyên truyền cho các đơn vị hiểu lợi ích về DVC và chuẩn bị các điều kiện tham gia DVC cũng như kế hoạch đăng ký chứng thư số để đảm bảo thời gian tham gia triển khai diện rộng.
Ngoài ra, KBNN tiếp tục rà soát, kiến nghị các cơ quan chức năng để nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hơn nữa các hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi NSNN, nhất là những hồ sơ pháp lý về dự án đầu tư phải gửi đến KBNN. Đồng thời, KBNN đệ trình Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cùng chung tay phối hợp với KBNN để thực hiện thành công DVC, đẩy nhanh việc đăng ký để được cấp chứng thư số.
Bên cạnh đó, KBNN cũng đang nâng cấp chương trình để phù hợp với quy trình nghiệp vụ hơn nhằm hạn chế các sai sót và giảm thiểu các bước trung gian trong quá trình sử dụng. Song song với đó, sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cũng như xây dựng phương án hỗ trợ, vận hành, sử dụng DVC trực tuyến trước khi triển khai diện rộng cho hệ thống KBNN và các đơn vị (có đủ điều kiện tham gia) tại các tỉnh, thành phố và các quận, thị xã trên toàn quốc.
PV: Xin cảm ơn ông!
Từ tháng 3/2016 đến tháng 3/2017, KBNN đã tiếp nhận 2.582 hồ sơ trên DVC, trong đó đã giải quyết 2.574 hồ sơ (xử lý thành công 2.384 hồ sơ; từ chối thanh toán 190 hồ sơ) và 8 hồ sơ đang chờ xử lý. Trong số hồ sơ KBNN tiếp nhận, có 1.984 hồ sơ thuộc lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên; 598 hồ sơ thuộc về kiểm soát chi đầu tư. Cùng thời gian, số lượng chứng từ yêu cầu thanh toán được KBNN xử lý trên DVC điện tử là 3.552 chứng từ, trong đó có 2.794 chứng từ kiểm soát chi thường xuyên và 758 chứng từ kiểm soát chi đầu tư. |
Hạnh Thảo (thực hiện)