【tỉ số ngoại hạng anh hôm nay】Định hướng tiêu dùng sản phẩm có lợi cho sức khỏe, giảm gánh nặng chi phí y tế
Chính phủ đặt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá dưới 26% vào năm 2030. Ảnh tư liệu |
PV:Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã xây dựng các mức thuế mới trên nhiều mặt hàng, từ thuốc lá, rượu, bia cho đến xe ô tô và nước giải khát bắt đầu từ năm 2026 với mục tiêu giảm tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khỏe, tăng cường bảo vệ môi trường và điều chỉnh thuế phù hợp với xu hướng tăng thu nhập. Theo ông, dự án Luật được Quốc hội thông qua sẽ tác động ra sao đến hành vi tiêu dùng của người dân đối với những sản phẩm có hại cho sức khỏe cũng như giảm gánh nặng chi phí y tế và bảo vệ sức khỏe lâu dài cho toàn dân?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Thuế là một trong những yếu tố cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Việc tăng thuế đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe con người, môi trường sẽ làm tăng giá bán các hàng hóa này. Tùy theo mức độ tăng thuế và quan hệ cung cầu hàng hóa mà giá bán của hàng hóa sau khi tăng thuế có khác nhau và tác động đến sản lượng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa cũng khác nhau.
Dự thảo Luật đề xuất các phương án lựa chọn khác nhau về mức độ tăng và lộ trình tăng thuế suất đối với các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu như Quốc hội lựa chọn phương án phù hợp thì chắc chắn sẽ có tác động giảm sản lượng tiêu thụ bia, rượu, thuốc lá. Mặc dù thuốc lá là mặt hàng khó từ bỏ đối với người đã hút, nhưng giá thuốc lá cao có thể tác động ngăn cản gia tăng số người hút mới và giảm mức tiêu thụ của những người đang hút thuốc do quy luật giới hạn ngân sách chi tiêu của mỗi cá nhân.
Một biện pháp mang lại nhiều lợi íchĐể giảm tác hại của thuốc lá, rượu, bia đến sức khỏe cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó thuế là giải pháp quan trọng để điều chỉnh hành vi tiêu dùng. Việc tăng thuế rượu, bia là biện pháp đem lại nhiều lợi ích, không chỉ hạn chế tiêu thụ, mà còn tăng thu cho ngân sách nhà nước” - PGS.TS Lê Xuân Trường. |
Chẳng hạn như, nếu lựa chọn phương án 2 trong dự thảo Luật thì tác động dự kiến có thể đạt được là giảm tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới từ 42,7% năm 2022 xuống còn 39,7% năm 2026 và xuống 38,6% năm 2030. Điều này rõ ràng, có tác động làm giảm các bệnh do thuốc lá và do lạm dụng bia, rượu gây ra. Đến lượt nó đương nhiên sẽ làm giảm gánh nặng chi phí cho ngành y tế và chi phí khám, chữa bệnh của cộng đồng.
PV: Góp ý cho dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam nên tăng thuế thực chất để giá thuốc lá đủ đắt và người tiêu dùng buộc phải giảm tiêu thụ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc đánh thuế cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng trồng nguyên liệu thuốc lá. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Rõ ràng khi đạt được mục tiêu giảm lượng người hút thuốc lá thì đồng nghĩa với lượng tiêu thụ thuốc lá trong nước giảm. Nếu ngành sản xuất thuốc lá không thể thích ứng để cạnh tranh ở thị trường trong nước với hàng hóa nhập khẩu và cạnh tranh để xuất khẩu được thuốc ra thị trường quốc tế thì phải chấp nhận thu hẹp quy mô của ngành sản xuất thuốc lá trong nước có lộ trình để chuyển dịch lao động ở khu vực này sang khu vực sản xuất, kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Sinh kế của người dân vùng nguyên liệu thuốc lá không chỉ duy nhất từ việc trồng cây thuốc lá. Tùy theo đặc điểm nông hóa, thổ nhưỡng, có thể chuyển đổi những vùng này sang các cây trồng khác phù hợp. Trong trường hợp này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người nông dân chuyển đổi cây trồng và hỗ trợ người lao động trong ngành công nghiệp thuốc lá chuyển đổi sang ngành nghề khác phù hợp với mỗi nhóm đối tượng lao động.
PV:Một vấn đề khác cũng được dư luận quan tâm đó là dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa ra phương án và lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm rượu, bia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo ông, phương án tăng thuế đối với các sản phẩm rượu, bia mà Bộ Tài chính đưa ra sẽ tác động ra sao đến việc tiêu thụ sản phẩm này?
PGS.TS Lê Xuân Trường: Theo dự thảo Luật, có 2 phương án tăng thuế đối với bia, rượu. Phương án 1 bắt đầu tăng thuế suất từ 65% lên 70% vào năm 2026 và tăng dần đến 90% vào năm 2030. Phương án 2 bắt đầu tăng từ 65% lên 80% vào năm 2026 và tăng dần đến 100% năm 2030.
Tôi chưa thực hiện mô hình định lượng để tính toán tác động cụ thể của các phương án tăng thuế nói trên đến sản lượng tiêu thụ bia, rượu. Tuy vậy, theo quy luật thị trường, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá bán tăng thì sản lượng tiêu thụ giảm.
Nếu lựa chọn phương án 2 thì sẽ làm tăng giá bán lẻ mặt hàng này lên khoảng 20%. Mức tăng giá này đủ lớn để có tác động giảm đáng kể sản lượng tiêu thụ bia, rượu. Qua đó, góp phần thực hiện Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần 2022 - 2025 ban hành theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
PV:Xin cảm ơn ông!
BÀ ĐINH THỊ THỦY - PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ (BỘ Y TẾ): Tăng thuế giải pháp hữu hiệu nhất để đạt mục tiêu kép Việt Nam là một trong những quốc gia có mức thu thuế đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe thấp nhất. Bộ Y tế đồng tình với đề xuất cần thiết phải tăng thuế theo dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính đưa ra. Thực tế thời gian qua, tại Việt Nam, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường…, gây tốn kém chi phí y tế ước tính lên tới 108 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP. Điều đáng nói, việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường ở Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Để giảm tác hại của thuốc lá, rượu bia và đồ uống có đường đến sức khỏe cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, thuế là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm đạt mục tiêu kép về giảm tiêu dùng, giảm bệnh tật và tử vong, đồng thời giúp tăng ngân sách nhà nước. Theo ước tính, nếu tăng thuế để giá tăng 10% thì sẽ làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá và rượu bia từ 5% - 8% và đồ uống có đường từ 8%-13%./. |
ÔNG NGUYỄN ANH DƯƠNG - VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG: Cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá đủ mạnh và dài hơi Việt Nam đang xếp thứ 15 về mức độ tiêu thụ thuốc lá với khoảng 15,3 triệu người hút thuốc trực tiếp. Vấn đề giảm thiểu tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối diện với các thách thức về sức khỏe do thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá đã được xác định là một công cụ quan trọng nhằm kiểm soát tỷ lệ sử dụng các mặt hàng này. Hiện thuế thuốc lá ở Việt Nam còn tương đối thấp so với các nước ASEAN và trung bình thế giới. Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam hiện nay là 75% áp dụng đối với giá xuất xưởng và chiếm tỷ trọng 38,8% giá bán lẻ. Tỷ trọng thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam hiện chỉ cao hơn hai quốc gia là Lào (18,8%) và Campuchia 25 - 31,1% và thấp hơn đáng kể các quốc gia thu nhập trung bình (59%) và mức trung bình toàn cầu (61,5%). Việt Nam hiện là quốc gia đang phát triển, thu nhập người dân tăng dần qua các năm khiến giá bán thuốc lá chưa thực sự đắt với người dân. Vì vậy, cần tăng thuế thực chất và dài hơi để giá thuốc lá đủ đắt và người tiêu dùng buộc phải giảm tiêu thụ./. |
Ở Việt Nam có một nghịch lý, sữa cho trẻ thì quá đắt mà thuốc lá lại quá rẻ. Thuế thuốc lá của Việt Nam chỉ bằng 1/6 của Thái Lan. Thuốc lá rẻ dẫn đến người dân và trẻ em dễ dàng tiếp cận, lựa chọn. Do đó, cần tăng thuế thuốc lá để giảm bệnh tật và tử vong. Thuế thuốc lá là biện pháp chính để giảm cầu, nhưng thuế thuốc lá ở Việt Nam lại rất thấp. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, mặc dù Việt Nam đều tăng thuế (năm 2016 và 2019), nhưng giá thuốc lá/thuế tăng hầu như không đáng kể. Trong khi đó, thị trường sản phẩm thuốc lá quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền khiến người mua có thể dễ dàng lựa chọn thay thế. Việc tăng thuế rượu, bia là biện pháp có lợi đôi đường, vừa giúp giảm tiêu thụ, giảm tác hại đến sức khỏe, vừa tăng thu cho ngân sách nhà nước. Thuế rượu, bia cũng là một trong 5 giải pháp WHO khuyến cáo để giảm sử dụng rượu bia, do đó, cần tăng thuế rượu, bia thường xuyên sao cho mức tăng cao hơn mức tăng của lạm phát và mức tăng thu nhập. Bên cạnh đó, đối với đồ uống có đường, đến nay đã có khoảng 110 quốc gia đã áp dụng thuế đối với mặt hàng này do những tác hại mà nó gây ra. WHO khuyến nghị Việt Nam áp dụng một hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt hỗn hợp với thuốc lá, bằng cách bổ sung thuế tuyệt đối trên mức thuế theo tỷ lệ hiện có, nhằm đạt các mục tiêu giảm tiêu thụ thuốc lá quốc gia và tạo thêm nguồn thu ngân sách chính phủ. Để đạt được điều này, thuế tuyệt đối nên được áp ở mức cao tối ưu nhất có thể, nhưng không dưới 5.000 đồng/bao vào năm 2026 và 15.000 đồng/bao vào năm 2030./. Thùy Dương (ghi) |