Ngoại Hạng Anh

【kèo trận】Niềm tin nâng tầm doanh nhân Việt

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ doanh nhân tại cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đo kèo trận

niem tin nang tam doanh nhan viet

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ doanh nhân tại cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với một số tập đoàn kinh tế tư nhân ngày 30/9.

Thành công cho người biết hướng đi

Thực tế cho thấy,ềmtinnângtầmdoanhnhânViệkèo trận Việt Nam đã có không ít doanh nhân được thế giới công nhận. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 tỷ phú Việt Nam được Tạp chí Forbes danh tiếng công nhận là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Sovico Holdings, người sáng lập kiêm CEO hãng Hàng không VietJet Air. Xếp dưới một chút, đội ngũ doanh nhân Việt Nam có ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO Tập đoàn Trung Nguyên, được vinh danh là “vua cà phê” hay bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được bình chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư… Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào về đội ngũ doanh nhân với những tên tuổi như Trương Gia Bình (FPT), Phạm Thị Việt Nga (Công ty Dược Hậu Giang), Thái Hương (TH True Milk)… đã làm rạng danh doanh nhân Việt trên bản đồ quốc tế.

Thành công của những doanh nhân trên đều xuất phát từ khát vọng vươn lên và vươn xa. Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT từng chia sẻ, thế hệ doanh nhân của ông sinh ra trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn nên tư duy thiên về sinh tồn và khả năng vượt khó, nên khát vọng và hoài bão rất lớn. Chính vì thế, bằng nỗ lực và khoa học công nghệ, vị doanh nhân này đã “chiến đấu” để tạo dựng tên tuổi cho FPT và cũng chính là tên tuổi của Trương Gia Bình.

Ngoài ra, cùng với khát vọng, những người “thuyền trưởng” cũng phải có sự liều lĩnh, dám nghĩ dám làm. Chia sẻ về sự thành công của DN tại thị trường quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova cho biết bà đã từng nhiều lần “làm liều”, nhiều lần một thân một mình đến Mỹ tìm kiếm cơ hội hợp tác; dám “liều mình” mang sản phẩm sơn Kova sang Singapore cạnh tranh với những thương hiệu “sừng sỏ” nhất trên thế giới đang có mặt tại đây. Chính nhờ sự liều lĩnh như vậy mà đến nay, Kova đã có 9 nhà máy và 12 công ty thành viên ở 7 nước; sản phẩm sơn được phủ lên nhiều công trình nổi tiếng; tên tuổi của bà Nguyễn Thị Hoè đã được cộng đồng doanh nhân và khoa học quốc tế biết đến qua những giải thưởng uy tín và danh giá.

Tuy nhiên, nếu xét trên con số khoảng 80 triệu dân và khoảng 600.000 DN lớn, vừa và nhỏ… thì số lượng doanh nhân kể trên còn quá ít ỏi. Trong buổi đối thoại được xem là chưa có tiền lệ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và một số tập đoàn kinh tế tư nhân, Thủ tướng đã trăn trở là làm thế nào để không phải chỉ có mười mấy người ngồi đây, không phải chỉ có dưới 10.000 DN mà phải có nhiều tập đoàn tư nhân ở Việt Nam lớn mạnh.

Cố gắng hết mình

Nhìn vào tổng thể, 90% DN nước ta là DN nhỏ và vừa, quy mô làm ăn nhỏ lẻ, thiếu liên kết, tư duy tầm nhìn còn hạn chế… Chưa kể đến, theo nhiều nhận xét, doanh nhân nước ta vẫn giữ thói quen làm ăn “chụp giật”, “cơ hội”, đầu cơ lướt sóng, sẵn sàng bất chấp đạo lý kinh doanh, làm giả, làm nhái, “luồn lách” để thu về lợi nhuận… Trong khi, DN lớn mạnh phụ thuộc nhiều vào sự chèo lái của “thuyền trưởng” doanh nhân. Doanh nhân phải dám nghĩ dám làm, phải có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn và biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới; đặc biệt, doanh nhân phải có khát vọng vươn xa thì mới có thể đạt được tầm và chuẩn mực quốc tế.

Thời kỳ hội nhập như hiện nay, môi trường kinh doanh đều đã khác với sự khốc liệt và cạnh tranh hơn. Vì thế, thực tế cũng yêu cầu chúng ta cần có những đội ngũ doanh nhân chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn, mang khát vọng vươn xa hơn. Nhưng điều này muốn làm được không thể đặt hết trách nhiệm và gánh nặng lên vai đội ngũ doanh nhân mà phải trông chờ vào cả môi trường kinh doanh. Lãnh đạo Chính phủ cũng đã nhiều lần đặt vấn đề để làm sao có thêm nhiều DN tư nhân lớn mạnh, phải giải quyết hết nút thắt về thế chế, môi trường, pháp lý… giúp DN tư nhân Việt Nam phát triển.

Đầu tháng 10, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đó, nhiều nghị quyết, quyết định của các cơ quan quản lý cũng được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho DN phát triển. Vì thế, nhiều doanh nhân trẻ cho rằng, môi trường kinh doanh hiện nay đã giúp tăng niềm tin, tạo động lực để DN sáng tạo, phát huy thế mạnh nhằm tăng năng lực cạnh tranh.

Có thể thấy, phát triển DN, mở rộng thị trường đã trở thành nhu cầu tự thân của mỗi doanh nhân. Thế hệ doanh nhân trẻ ngày nay đang cố hết sức mình không chỉ vì mục tiêu tạo dựng tên tuổi doanh nhân mà chủ yếu để phát triển DN, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Tất nhiên, việc nâng tầm doanh nhân ra thế giới tại Việt Nam vẫn là câu chuyện dài, nhưng không phải không có hồi kết. Với những nỗ lực từ phiá doanh nhân và cơ quan quản lý như hiện nay, chắc chắn, con đường để đưa các doanh nhân Việt Nam lên tầm thế giới luôn rộng mở, để ngày càng có nhiều hơn nữa doanh nhân Việt, thương hiệu Việt rạng danh thương trường quốc tế.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Tin tưởng đội ngũ doanh nhân có những bước đột phá

Sau 30 năm cải cách mở cửa, đội ngũ doanh nhân đã có sự trưởng thành vượt bậc. So với trước đây, đội ngũ doanh nhân đã mạnh dạn hơn với mở cửa thể chế, hội nhập; dày dạn hơn trên thương trường hơn, tạo thành tích tăng trưởng của cả nền kinh tế đất nước. Đáng mừng là Việt Nam có đội ngũ doanh nhân đầy năng lượng, có tinh thần sáng tạo, rất phù hợp với giai đoạn kinh tế mới. Tôi tin đội ngũ doanh nhân sẽ có những bước phát triển đột phá trong thời gian tới, với sự dẫn đường của công cuộc cải cách thể chế, sự thúc đẩy của quá trình hội nhập.

Tuy nhiên, thời gian qua, hầu hết DN tăng trưởng theo chiều rộng, đồng nghĩa với việc dựa vào tài nguyên và lao động giá rẻ nên rất khó có được thương hiệu chất lượng, do vậy, số lượng doanh nhân được ghi nhận, xếp hạng, tôn vinh còn quá ít. 2017 là năm APEC, Việt Nam đã chuẩn bị tốt cho sự kiện này nên sắp tới sẽ là nơi hội tụ của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC cùng các CEO hàng đầu thế giới. Vì thế, các hội nghị thượng đỉnh cùng hoạt động bền lề APEC sẽ là cơ hội để các doanh nhân học hỏi, tăng cường khả năng kết nối với các doanh nhân thế giới.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap