您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【torino vs atalanta】Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới

88Point2025-01-24 22:58:50【Cúp C1】4人已围观

简介Bà Hoàng Thị Huyền - Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM torino vs atalanta

Thành ủy Hà Nội

Bà Hoàng Thị Huyền - Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM TP. Hà Nội thông tin tại cuộc họp. Ảnh: Khánh Linh

Chiều ngày 26/6/2018,àNộidẫnđầucảnướcvềxâydựngnôngthônmớtorino vs atalanta Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban báo chí. Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Chương trình 02- CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020” (chương trình 02) đã thông tin một số kết quả về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM.

Huy động hơn 2.248 tỷ đồng xây dựng NTM

Bà Hoàng Thị Huyền - Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM TP. Hà Nội cho biết: Từ năm 2016 đến hết tháng 3/2018, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM là 25.093 tỷ đồng.

Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 101.385 tỷ đồng; trong đó cho vay xây dựng NTM là 42.455 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội cho vay tại 18 huyện, thị xã số tiền 5.193 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn UBND thành phố bố trí để thực hiện chương trình 02 là 500 tỷ đồng.

Mặt khác, các địa phương tích cực tuyên truyền vận động các doanh nghiệp (DN) và nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng NTM. Từ năm 2016 đến nay, Hà Nội đã huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách là 2.248,9 tỷ đồng do DN, hợp tác xã, người dân đóng góp bằng ngày công lao động trực tiếp, hiến đất làm các công trình công cộng....

Theo đó, sau một nửa nhiệm kỳ thực hiện chương trình 02, đến nay, toàn thành phố đã có 4/18 huyện, thị xã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM gồm các huyện: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức.

Trong hơn 2 năm qua, thành phố đã có thêm 93 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã hoàn thành chương trình 02 lên 294/386 xã (đạt trên 76%), tăng 12,7% so với mục tiêu đề ra. Trong số 92 xã còn lại chưa về đích, có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 14 tiêu chí. Tính đến nay, thành phố đã đạt bình quân 18,19 tiêu chí/xã, tăng 0,47% tiêu chí/xã so với năm 2015.

Cùng với hạ tầng được nâng cấp ngày một đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn của Hà Nội hiện đạt 38 triệu đồng/năm, tăng trên 5 triệu đồng/người/năm so với năm 2015...

Với những kết quả tích cực đã đạt được, Hà Nội được Trung ương đánh giá là địa phương đi đầu cả nước về xây dựng NTM.

Không được chủ quan với kết quả đã đạt được

Tuy nhiên, bà Hoàng Thị Huyền cũng thẳng thắn thừa nhận, kết quả xây dựng NTM giữa các huyện còn chưa đồng đều, trong khi một số huyện đã có 100% số xã đạt chuẩn thì vẫn còn một số huyện còn nhiều xã chưa đạt. Thậm chí, 2 huyện đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017 là Gia Lâm và Phúc Thọ chưa đủ điều điều kiện theo quy định để hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận năm 2017; nay phải chuyển sang đăng ký đạt chuẩn năm 2018.

Nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng NTM chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, công tác đấu giá đất ở một số địa phương vẫn còn gặp khó khăn, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều.

Bên cạnh đó, đời sống thu nhập của một bộ phận nông dân vùng xa trung tâm, thuần nông, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, thiếu ổn định, kinh tế còn khó khăn như tại các huyện: Ba Vì 33 triệu đồng/người/năm, Ứng Hòa 32,3 triệu đồng/người/năm, Mỹ Đức 34,1 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, bình quân khu vực nông thôn của TP là 38 triệu đồng/người/năm.

Theo bà Huyền, năm 2018, Hà Nội tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM, nhất là các tiêu chí về y tế, giáo dục, môi trường và thu nhập... Năm 2018, thành phố phấn đấu có thêm 4 huyện về đích NTM là: Gia Lâm, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai. Đặc biệt, phấn đấu đến năm 2020, thành phố có 85% trở lên số xã đạt chuẩn NTM, có từ 10 - 12 huyện, thị xã trở lên đạt chuẩn NTM.

Để thực hiện mục tiêu này trong thời gian tới, Ban chỉ đạo chương trình 02 đã yêu cầu những huyện, xã đã đạt chuẩn NTM không được chủ quan với kết quả đã đạt được mà phải thường xuyên kiểm tra, duy trì bền vững kết quả đạt được. Những xã, huyện phấn đấu về sau do khó khăn hơn nên phải cố gắng gấp đôi các xã, huyện đi trước thì mới có thể đáp ứng các tiêu chí cao đặt ra. Vì vậy, các xã, huyện phải có kế hoạch chi tiết về nguồn lực, đầu tư, triển khai để bảo đảm đạt được chỉ tiêu.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo chương trình 02 cũng lưu ý, trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, có những tiêu chí phải đầu tư về kinh phí, có những tiêu chí phải đầu tư về nguồn lực, nhưng có những tiêu chí không tốn kém nhiều về kinh phí nhưng không được lơ là. Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM.../.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, các quận đã tích cực hỗ trợ các huyện xây dựng NTM, tổng kinh phí các quận hỗ trợ huyện là 380,4 tỷ đồng; trong đó, từ năm 2016 đến nay là 284,9 tỷ đồng. Đặc biệt, có hộ đóng góp tới 10 tỷ đồng để xây dựng trạm y tế xã.

Khánh Linh

很赞哦!(34995)