Lần đầu tiên nguồn máu được sáng chế trong phòng thí nghiệm được truyền vào người trong một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt. Các nhà khoa học Vương quốc Anh cho biết,ườiđầutiêntrênthếgiớiđượctruyềnmáunhântạpuebla đấu với toluca nguồn máu mới có thể giúp ích đáng kể việc điều trị cho những người bị rối loạn máu và có nhóm máu hiếm.
Hai bệnh nhân ở Vương quốc Anh đã nhận được những liều nhỏ máu được nuôi trong phòng thí nghiệm. Đây là giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm xem xét máu nhân tạo hoạt động như thế nào bên trong cơ thể.
Theo CNBC, thử nghiệm sẽ được mở rộng cho 10 bệnh nhân trong vòng vài tháng tới. Chương trình nhằm mục đích nghiên cứu thời gian tồn tại của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm so với việc truyền các tế bào hồng cầu tiêu chuẩn.
Nhóm tác giả thông tin, mục đích nghiên cứu không phải để thay thế các hoạt động hiến máu thường xuyên của con người. Công nghệ này có thể cho phép các nhà khoa học sản xuất các nhóm máu rất hiếm, khó tìm nhưng rất quan trọng đối với những người phụ thuộc vào truyền máu thường xuyên vì các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình liềm.
“Nghiên cứu hàng đầu thế giới này đặt nền tảng cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu có thể sử dụng một cách an toàn để truyền máu cho những người mắc các chứng rối loạn như hồng cầu hình liềm. Nhu cầu hiến máu bình thường để cung cấp phần lớn lượng máu sẽ vẫn còn”, Tiến sĩ Farrukh Shah, Giám đốc y tế của Truyền máu và Cấy ghép NHS, giải thích.
Công nghệ hoạt động như thế nào?
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Bristol, Cambridge và London… tập trung vào các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.
Ban đầu, một đợt hiến máu thường xuyên được thực hiện và các hạt từ tính được sử dụng để phát hiện những tế bào gốc linh hoạt có khả năng trở thành hồng cầu.
Những tế bào gốc đó được đặt trong dung dịch dinh dưỡng trong phòng thí nghiệm. Trong khoảng ba tuần, các tế bào nhân lên, phát triển, được làm sạch, lưu trữ và truyền cho bệnh nhân.
Máu nhân tạo được gắn một chất phóng xạ được sử dụng trong y tế, để theo dõi thời gian tồn tại trong cơ thể.
Mỗi tình nguyện viên sẽ nhận được hai lần máu từ 5-10ml cách nhau ít nhất 4 tháng. Một lần là máu bình thường và một lần là máu nhân tạo để so sánh tuổi thọ của các tế bào.
Chi phí
Nhóm tác giả hy vọng, tuổi thọ vượt trội của các tế bào được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể đồng nghĩa với việc bệnh nhân ít cần truyền máu hơn theo thời gian.
Một lần hiến máu điển hình chứa hỗn hợp các tế bào hồng cầu cũ và mới, có nghĩa là không xác định được thời gian tồn tại và dưới mức tối ưu. Trong khi đó, máu nuôi trong phòng thí nghiệm hoàn toàn mới, tồn tại 120 ngày dự kiến của các tế bào hồng cầu.
Công nghệ này tốn một khoản chi phí đáng kể, đắt hơn hình thức hiến máu truyền thống. Mức tiền có thể giảm sau khi ứng dụng được nhân rộng.