【tỉ số trận ngoại hạng anh】Chuyện kì bí về cặp 'rắn thần' ở ngôi đền thiêng xứ Nghệ

Lịch sử ghi lại,ệnkìbívềcặprắnthầnởngôiđềnthiêngxứNghệtỉ số trận ngoại hạng anh đền Đức Hoàng được xây dựng từ thời nhà Trần, đền thờ Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới ở thôn Vạn Phần (nay là xã Diễn Vạn, Diễn Châu), là một chàng trai thông minh, có tài bơi lội.

Khi nước nhà bị quân Nguyên Mông xâm lược, Hoàng Tá Thốn nghe theo tiếng gọi của triều đình lên đường đi đánh giặc. Ông đã được tiến cử lên gặp Hưng Đạo Vương và được Hưng Đạo Vương truyền cho vào đội quân thủy thiện chiến, chiêu ông về làm nội gia đồng tử và huấn luyện thêm về binh thư, binh pháp.

Cuối năm 1287, khi giặc Nguyên Mông trở lại mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Hoàng Tá Thốn được giao thống lĩnh hàng vạn thủy binh và tàu thuyền. Nhờ sử dụng chiến thuật tài tình, ông đã chỉ huy đội quân phục kích đánh tan quân Nguyên Mông. 

Năm 1998, đền Đức Hoàng được công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Với chiến tích lẫy lừng đó, ông được nhà vua phong “Sát Hải chàng lai Đại tướng quân” và giao nhiệm vụ thống lĩnh quân đội phòng giữ vùng duyên hải.

Trong một lần đi trấn thủ đường biển Thanh Hoá, ông lâm bệnh rồi đột ngột qua đời. Triều đình sau khi nghe tin đã vô cùng thương tiếc, cho thuyền rồng chở linh cữu ông về an táng và lập đền thờ tại quê nhà. Đồng thời ra sắc lệnh cho nhiều địa phương cùng lập đền thờ ông. Hoàng Tá Thốn được thờ tại đền Đức Hoàng trong hoàn cảnh ấy.

Sự tích “rắn thần”

Tương truyền, ở làng Diệu Ốc thuộc xã Yên Lạc, tổng Quan Triều (nay là làng Diệu Ốc, xã Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ An) có đầm nước rộng khoảng 20 mẫu. Trong làng, ven đầm có vợ chồng họ Nhữ ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con.

Hàng ngày họ chăm chỉ làm vườn, đun nước giúp khách qua đường khỏi cơn khát nắng. Năm tháng trôi qua, việc làm thiện đức của 2 vợ chồng động đến trời cao, bà có thai sau đó không lâu.

Lễ hội đền Đức Hoàng diễn ra từ ngày 30 tháng Giêng đến hết ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch.
Những sắc phong hiếm hoi được lưu giữ tại đền.

Sau đó, người vợ sinh ra 2 quả trứng, nở ra 2 con rắn. Vợ chồng người nông dân vô cùng yêu quý hai đứa con đặc biệt của mình. Hai con rắn cứ thế lớn lên và rất khôn, đi đâu cũng theo giúp bố mẹ, sớm tối không rời.

Một hôm trong lúc cuốc ruộng, người cha lỡ tay làm đứt đuôi một con. Bị cụt đuôi, con rắn ngỡ ngàng giận dữ phùng mang và dựng ngược lên nhìn thẳng vào người cha. Người cha vừa thương con, vừa sợ hãi, quỳ xuống và luôn miệng: “Phụ bái tử, phụ bái tử” (cha lạy con). Con rắn cụt đã đau đớn bỏ đi.

Rắn cụt đi theo hướng bàu Canh đến một vùng đất cao ráo, phong cảnh hữu tình trên bờ bàu Canh để lại 3 giọt máu. Hai vợ chồng và dân làng đã đi tìm. Khi đến đây thấy vậy thì lập đền thờ, nhân dân trong vùng gọi là đền Canh (đền Hạ).

Cây đa có tuổi đời hàng trăm năm ngay bên khuôn viên đền.

Sau khi để lại 3 giọt máu, con rắn tiếp tục đi lên ngàn Thượng (nay là xã Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu) thì kiệt sức, không đi được nữa và đành nằm lại, tạ thế tại đây.

Con rắn lành lặn còn lại, buồn vì người anh em và cha mẹ bỏ mình mà đi, đã bò lên bờ bàu Ác và chết ở đó. Tương truyền, anh em nhà rắn sau khi chết đều hóa thành những vị phúc thần.

Nhân dân trong vùng tôn xưng rắn thần là “ông” và lập đền thờ ông cụt ở bàu Canh, đền thờ ông lành ở bàu Ác. Từ đó trong dân gian có câu “ông cụt bàu Canh, ông lành bàu Ác”.

Cán bộ văn hoá xã Phúc Thành Trần Văn Thành cho biết, đền Đức Hoàng xuất phát là nơi thờ hoàng long (thần rắn), sau này thờ thêm Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn và nhiều lương y có tiếng.

“Hiện nay, đền được tôn tạo tương đối khang trang, người dân, du khách khắp nơi đến dâng lễ, cầu yên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu cho tai qua nạn khỏi. Đền còn có kho thuốc truyền đời từ xưa đến nay, rất linh nghiệm”, ông Thành chia sẻ.

Trần Tuyên 

Ngôi đền thiêng gần 2000 năm thờ nữ tướng ở xứ Thanh

Ngôi đền thiêng gần 2000 năm thờ nữ tướng ở xứ Thanh

Đền Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi đền thiêng của người xứ Thanh.