TỶ LỆ GIA ĐÌNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU CAO
Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (1946) ở xã Thành Tâm (Chơn Thành) cho biết: “Được giúp người khó khăn là hạnh phúc lớn nhất của tôi. Năm 2008,n trực tiếp u20 châu á hôm nay lương hưu của tôi được 500 ngàn đồng/tháng, tôi dùng tiền tiết kiệm góp thêm 500 ngàn đồng/tháng để hỗ trợ 5 trẻ bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin trong 3 năm (200 ngàn đồng/tháng/trẻ). 15 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã dần đẩy lùi tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu của con người, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Huyện Chơn Thành còn có nhiều khu công nghiệp tập trung đông công nhân sinh sống và làm việc. Ban chỉ đạo khu dân cư đã khéo léo vận động công nhân ở trọ cùng tham gia các phong trào văn hóa, thể thao giúp họ nâng cao đời sống tinh thần, có lối sống lành mạnh. Đạt danh hiệu văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền, gia đình tôi luôn tập luyện thường xuyên các môn: bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bơi, kéo co, văn nghệ. Tôi có 12 cháu nội, ngoại nên thành lập 2 đội đấu giải gia đình để tạo không khí vui vẻ, rèn luyện sức khỏe và tham gia các phong trào văn hóa, thể thao ở khu dân cư”. Là gia đình văn hóa tiêu biểu, lại có nhiều việc làm tốt được cộng đồng ghi nhận, bà Xuân được bình chọn là 1 trong trong số 20 công dân ưu tú nhân kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh.
Hầu hết các khu dân cư trong tỉnh đều có trên 90% số gia đình được công nhận là gia đình văn hóa. Trong ảnh: Ngày hội đại đoàn kết ở Thống Nhất, huyện Bù Đăng - Ảnh: M.Luận
Hộ ông Phạm Xuân Hường là gia đình văn hóa tiêu biểu ở phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long. Ông cho biết: “40 năm tôi làm trưởng ban điều hành khu dân cư, trong đó có 15 năm tôi làm trưởng, phó ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu phố Hưng Thịnh. Điều đọng lại sau từng đó năm với tôi không phải là những con số thành tích mà phong trào đã thật sự gắn kết cộng đồng, thắt chặt tình đoàn kết, tương thân, tương ái. Nhân dân khu dân cư giúp đỡ nhau trong mọi tình huống, nhất là lúc xảy ra thiên tai. Cùng với nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, nhân dân còn đoàn kết góp sức xây dựng cầu, cống và các tuyến đường văn minh (làm đường đi đôi với hệ thống chiếu sáng, lắp camera quan sát nhằm ngăn ngừa tội phạm), góp phần thay đổi diện mạo đô thị”.
“LẠM PHÁT” DANH HIỆU VĂN HÓA
Thảo luận tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào, ông Phạm Văn Đức, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Phước Long nhấn mạnh: Để đạt danh hiệu gia đình văn hóa, trước tiên phải đạt tiêu chí không có thành viên vi phạm pháp luật. Kết quả bình xét năm nào các khu dân cư cũng đạt 90% trở lên gia đình văn hóa. Tội phạm và tệ nạn xã hội tăng song song với số lượng gia đình đạt danh hiệu văn hóa là điều nghịch lý. Phải chăng trong đánh giá và bình xét vẫn còn nể nang và xem trọng thành tích. Có khu dân cư ở xã Phước Tín (Phước Long), trong 1 năm có 5 vụ vi phạm pháp luật, còn xuất hiện đá gà nhưng vẫn đạt khu dân cư văn hóa. Ban vận động ở khu dân cư giải thích khi tôi nêu vấn đề, nếu thẳng tay xã sẽ không đạt trong sạch, vững mạnh. Bệnh thành tích trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã rất nặng. Tiêu chí xây dựng văn minh đô thị cũng rất khó thực hiện. 20% khu phố đạt danh hiệu văn minh đô thị chỉ chọn những nơi làm tốt hơn chứ thật sự chưa đạt tiêu chí. Nguyên nhân là vì chỉ đưa ra tiêu chí mà không có kinh phí thực hiện giải pháp cụ thể, ví như muốn người dân không đi vệ sinh bậy ngoài đường nhưng toàn thị xã không có một nhà vệ sinh công cộng nào...
Đại biểu thảo luận, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thời gian tới
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp tỉnh cho biết: Phong trào còn một số hạn chế như: Đạo đức xã hội xuống cấp dẫn đến xuất hiện tội phạm nghiêm trọng; ở một số nơi còn giao khoán phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho ngành văn hóa; xảy ra tình trạng chạy theo thành tích, lạm phát danh hiệu văn hóa và một bộ phận nhân dân thờ ơ với phong trào. Tất cả điều đó phải được thừa nhận một cách nghiêm túc với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, qua đó đề ra định hướng phát triển phong trào bền vững. Ban chỉ đạo, ban vận động các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền, gắn việc thực hiện phong trào với cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt”; chú trọng nâng cao chất lượng để phong trào ngày càng sâu rộng, thiết thực, hiệu quả; nhân rộng các mô hình hay và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Sau 15 năm triển khai thực hiện (2000-2015), phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào cuộc sống, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 92,36% gia đình đạt văn hóa (năm 2000 đạt 59,34%); 556/866 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa, chiếm 64,2% tổng khu dân cư toàn tỉnh; 1.270/1.287 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chiếm 98,7%. Tại hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào diễn ra ngày 27-12, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 30 tập thể, cá nhân; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 25 tập thể, cá nhân, gia đình văn hóa tiêu biểu. |
Tuyết Ly