88Point

Ảnh minh hoạ. 1.Sự phân cực chính trị và nền kinh tế Mỹ: Trong năm 2012, tổng thống, toàn bộ Hạ việ nhận định new york city

【nhận định new york city】Năm xu hướng kinh tế cần chú ý trong năm 2012

nam xu huong kinh te can chu y trong nam 2012

Ảnh minh hoạ.

1.Sự phân cực chính trị và nền kinh tế Mỹ: Trong năm 2012,ămxuhướngkinhtếcầnchúýtrongnănhận định new york city tổng thống, toàn bộ Hạ viện và một phần ba Thượng viện của Mỹ sẽ được bầu lại. Nếu một đảng giành được quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và Quốc hội sẽ có những tác động to lớn đối với nền kinh tế Mỹ.

Sự chia rẽ đảng phái và lý tưởng đang ngày càng tăng lên giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng nhất đối với việc hoạch định chính sách kinh tế trong tương lai của Mỹ. Sự chia rẽ sâu sắc này đã làm cho việc lựa chọn và thực hiện một chính sách nhất quán để đối phó với sự suy giảm của nền kinh tế.

2.Biến động toàn cầu: Xu hướng chính trong năm 2012 là bất ổn, với 2 khả năng và châu Âu là trung tâm có thể xảy ra. Trường hợp thứ nhất, châu Âu thành công trong việc ổn định cuộc khủng hoảng nợ công thông qua các chương trình cải cách ở các nước quan trọng, như Italia, và sự hỗ trợ bằng việc Ngân hàng trung ương châu Âu can thiệp trực tiếp vào thị trường trái phiếu để lãi suất không tăng lên. Trường hợp thứ hai, EU tranh cãi về việc tập trung hóa tài chính, trong khi đó lãi suất tăng lên, ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng, động lực cải cách và cuối cùng là sự ổn định của Eurozone.

Trong trường hợp thứ nhất, Mỹ sẽ nếm mùi tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp cao, không có hành động về chính sách cho đến khi bầu tổng thống, để vấn đề việc ổn định tài chính, tăng trưởng và việc làm không được ai giám sát và các điều chỉnh cấu trúc nằm trong tay lĩnh vực tư nhân mà không có sự đầu tư hoặc hỗ trợ từ lĩnh vực công.

Các nền kinh tế đang nổi quay về mô hình tăng trưởng gần như trước khủng hoảng và vẫn là động cơ không hoàn chỉnh của nền kinh tế toàn cầu. Trong trường hợp thứ hai, Eurozone bắt đầu tan rã dẫn đến kinh tế suy thoái nặng nề, tác động tiêu cực đến sự phục hồi vẫn còn mong manh của Mỹ và các nền kinh tế đang nổi.

3.Sự nổi lên của Trung Quốc trở nên căng thẳng: Năm 2012 sẽ đánh dấu việc Trung Quốc chuyển sang con đường tăng trưởng chậm hơn và việc nhậm chức của "thế hệ lãnh đạo thứ 5". Những vấn đề này đến đúng vào thời điểm Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn cả bên trong và bên ngoài.

Tăng trưởng chậm khoảng 8% sẽ làm giảm các sự lựa chọn về chính sách, nhưng sẽ tốt hơn cho Trung Quốc và thế giới. Những kết quả bền vững hơn sẽ xoa dịu những lo ngại của dân chúng về sự mất công bằng, tham nhũng và suy thoái môi trường đang tăng lên. Và nếu Trung Quốc hướng đến tiêu dùng hơn sẽ giúp cải thiện những căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, nhiều người dự báo có một sự đổ vỡ về kinh tế do cuộc khủng hoảng tại Eurozone. Dù một số người tin rằng Trung Quốc có thể tránh được một sự suy thoái mạnh, nhưng với các thể chế tài chính yếu và mô hình tăng trưởng do cơ sở hạ tầng dẫn đầu đang bị tấn công, Trung Quốc không có tất cả các công cụ để đạt được các mục tiêu của mình.

Ở bên ngoài, sự nổi lên của Trung Quốc bị coi là đã kích thích dân tộc chủ nghĩa. Những phản ứng của Trung Quốc đối với những tranh cãi trên biển đã làm căng thẳng gia tăng. Nguy cơ xung đột sẽ buộc Trung Quốc và Mỹ phải xác định lại vai trò của mình. Do lợi ích của các châu Á đa dạng, quan hệ đồng minh sẽ thay đổi theo từng tình huống.

4.Thiếu hụt các tài sản xếp hạng AAA: Các đợt bùng nổ và đổ vỡ gần đây đã làm cho việc tìm tài sản an toàn trở nên khó khăn hơn. Năm 2012 sẽ chứng kiến sự khác biệt giữa mong muốn của những người tiết kiệm với nhu cầu của những người đi vay rộng ra. Những người tiết kiệm sẽ chịu khó hơn trong việc tìm kiếm các tài sản an toàn vì các nguy cơ trong nền kinh tế thế giới hiện ra lớn hơn.

5.Sự thèm muốn rủi ro mới: Sự hoảng loạn của thị trường tài chính đã dần đẩy đồng euro đến điểm mà ngày càng có nhiều người công khai đặt câu hỏi về sự sống sót của nó. Cũng trong cuộc khủng hoảng, sự phản ứng chính trị của châu Âu đã được thể hiện rõ là nhút nhát và quá chậm chạp để có thể khôi phục được lòng tin.

Tuy nhiên, xu hướng mới cần chú ý trong năm 2012 ở Eurozone sẽ ở trên các thị trường tài chính chứ không phải ở lĩnh vực chính trị. Ở thời điểm nào đó các yếu tố kinh tế nền tảng của châu Âu sẽ làm cho những lo ngại của thị trường đối với các khoản nợ chính phủ có lãi suất cao nhưng rủi ro, như của Italia, bị lấn át bởi sự tham lam của các nhà đầu tư đang đói lợi nhuận.

Khi đó các nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán tháo các tài sản an toàn, nhưng có lãi suất thấp như trái phiểu chính phủ Đức, thay vào đó mua các trái phiếu có lãi suất cao của Italia. Khi đó. Italia sẽ bắt đầu thấy lãi suất giảm, nhu cầu thắt lưng buộc bụng mới cũng giảm và toàn bộ nền kinh tế Eurozone có thể chuyển từ trạng thái "cân bằng xấu" hiện nay sang một trạng thái tốt hơn.

Theo Đình Thư (P/v TTXVN tại Mỹ)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap