【kèo marseille】Phải đánh giá kỹ tác động việc giảm thu đến cân đối ngân sách

Ảnh minh họa

Trả lời phỏng vấn TBTCVN,ảiđánhgiákỹtácđộngviệcgiảmthuđếncânđốingânsákèo marseille đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, “có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân”, Chính phủ sẵn sàng chia sẻ với người dân và doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt thông qua chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí. Tuy nhiên, về lâu dài, đại biểu đề nghị phải đánh giá kỹ tác động của chính sách giảm thu đến cân đối ngân sách.

PV: Trước ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế nhằm miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp. Theo ông những giải pháp tổng thể này sẽ có tác dụng gì đối với doanh nghiệp và nền kinh tế?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương:Tại kỳ họp này của Quốc hội, Chính phủ đề xuất một số giải pháp liên quan đến miễn, giảm thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn tới. Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân.

Bên cạnh đó, tôi được biết, theo thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã liên tục ban hành nhiều thông tư, giảm phí, lệ phí trên các lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp với mức giảm lớn lên đến 50%. Có thể nói, những chính sách thuế này có tác dụng động viên rất lớn tới cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.

Gói hỗ trợ lên đến hơn 200 nghìn tỷ đồng là số tiền rất lớn, trong bối cảnh thu ngân sách ngày càng khó khăn. Với quy mô này sẽ giúp doanh nghiệp, cũng như người dân gặp khó khăn, sẽ có điều kiện tốt hơn để có cơ hội vượt qua dịch bệnh trong thời gian tới.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương


Ngoài gói hỗ trợ này, Bộ Tài chính cũng đã dành nguồn lực, ưu tiên bố trí hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh. Đây là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, Bộ Tài chính trong bối cảnh khi nguồn thu dự kiến sẽ bị sụt giảm.

PV: Mặc dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, cần thêm các chính sách miễn, giảm thuế, hoặc kéo dài thời gian ưu đãi thuế, hỗ trợ doanh nghiệp. Nhận định của ông về vấn đề này ra sao, thưa ông?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Như tôi vừa nói, ngoài gói hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, ngân sách còn phải bố trí hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch, cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến số thu ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ giảm lớn, từ 140 - 150 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, đó là việc giảm thu ngân sách ở các khu vực kinh tế trọng điểm đang chịu rất nhiều tác động từ sự đình trệ của các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, logistics… như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng… Trong khi nhiều nguồn thu chủ yếu và các địa phương thu trọng điểm đều bị sụt giảm, thì các chính sách ban hành làm giảm thu ngân sách lại càng phải thận trọng.

Do đó, việc miễn, giảm thuế phải đảm bảo nguyên tắc có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, phải hướng đến những đối tượng khó khăn nhất, như các hãng hàng không, công ty du lịch…, còn những doanh nghiệp có cơ hội thì không nên giảm. Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, tuyệt đối chống lạm dụng, trục lợi khi hưởng các chính sách này. Điều này cần được cơ quan quản lý quan tâm, thậm chí có những chế tài để hạn chế thấp nhất tình trạng chi sai quy định.

Tôi cho rằng, với phương châm “không bỏ ai lại phía sau”, “có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đảm bảo sức khỏe, tính mạng của người dân”, Chính phủ sẵn sàng chia sẻ với người dân và doanh nghiệp để vượt qua khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, phải đánh giá kỹ tác động của chính sách giảm thu đến cân đối ngân sách. Nhiều chính sách ưu đãi thuế theo quy định được thực hiện đến hết năm 2020, theo tôi như thế là phù hợp. Trong trường hợp, nếu tiếp tục thực hiện miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, cần phải có tổng kết, đánh giá và xem xét một cách thận trọng trước khi quyết định.

PV: Đúng như ông đã nói, dư luận và đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ lo lắng đến cân đối ngân sách, khi thu ngân sách giảm, nhưng buộc phải tăng chi trong điều kiện hiện nay. Theo ông, thời gian tới, trong điều hành Chính phủ cần chú ý tới điều gì?

ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: Tôi cho rằng, gói hỗ trợ về thuế chủ yếu tập trung vào biện pháp gia hạn, giãn, hoãn các khoản thu nộp NSNN (180 nghìn tỷ đồng) nên trong điều hành ngân sách đây chỉ là giải pháp chỉ mang tính tạm thời, trước mắt gói hỗ trợ không ảnh hưởng đến cân đối NSNN năm 2020.

Tuy nhiên, ngân sách cũng dành nguồn lực lớn để giảm nhiều khoản phí, lệ phí; hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch. Những tác động làm giảm thu ngân sách là hiện hữu.

Song đến thời điểm này, Chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm, tạm thời chưa đề cập đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu. Tương tự, người đứng đầu Bộ Tài chính cũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ phấn đấu cao nhất các chỉ tiêu tài chính – ngân sách năm 2020.

Tôi cho rằng, trong bối cảnh dự báo thu NSNN có thể giảm lớn, trong khi nhu cầu chi tăng cao, tôi đồng tình với những giải pháp mà Bộ Tài chính đưa ra để cân đối nguồn lực, đảm bảo chi NSNN. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, cần phải chi tiêu tiết kiệm, chặt chẽ, cần tiết giảm ở mức cao nhất kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết. Cùng với đó, giải pháp đẩy nhanh giải ngân, phấn đấu giải ngân hết số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2020 cũng được cho là biện pháp quan trọng kích thích tăng trưởng kinh tế.

PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)