Ukraine cảnh báo xung đột có thể trở lại ở miền Đông
TheìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàbảng xếp hạng vô địch bỉo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên An Ninh Thủ Đô, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, Nga đã di chuyển lực lượng đến gần lãnh thổ miền đông Ukraine và có khả năng giao tranh sẽ trở lại giữa lực lượng quân đội chính phủ và phe li khai thân Nga trong một vài tháng tới. Xung đột đã dịu bớt ở miền Đông Ukraine kể từ khi lệnh ngừng bắn được thống nhất vào tháng 2 vừa qua, tuy nhiên, 2 phe vẫn liên tiếp cáo buộc đối phương phá vỡ thoả thuận này.
Trong một cuộc họp báo với những người đồng cấp của các nước Baltics tại thành phố Panavezys của Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết các hành động của Nga và những phần tử li khai rất khó đoán, hiện tại một số lượng lớn xe tăng và trọng pháo đã được tập trung gần biên giới tiếp giáp Lugansk và Donetsk, đó là nguyên nhân chiến tranh có thể trở lại bất cứ lúc nào. Các quốc gia Baltics (Lithuania, Estonia và Latvia) với một số lượng thiểu số người nói tiếng Nga, đều đã là thành viên.
NATO và lo sợ sẽ trở thành mục tiêu đe doạ của Moscow, hay thậm chí rơi vào hoàn cảnh như của Ukraine. Bộ trưởng quốc phòng 3 nước này cũng đã kí một bản ghi nhớ vào hôm 28-5 về việc sẽ cùng nhau phát triển một hệ thống phòng không tầm trung, loại vũ khí mà cả 3 quốc gia này đều đang thiếu.
Vào hôm 28-5 vừa qua, trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông có thể kí ngay một sắc lệnh ban bố thiết quân luật ngay tức khắc, nếu có bất kì một cuộc tấn công nào được nhằm vào quân đội Ukraine. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng mới ghi nhận được một vụ pháo kích bằng pháo cỡ nòng 122mm, vốn bị cấm trong thoả thuận Minsk, ở khu vực thành phố Gorlovka vào ngày 28-5. Cũng tại địa điểm này, pháo kích đã làm 3 thường dân thiệt mạng vào hôm 26-5, trong đó có 1 bé gái 11 tuổi.
Chiến dịch quân sự tại Donbass tiêu tốn của Ukraine 5-7 triệu USD mỗi ngày
Ngày 29-5, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier tại Kiev rằng: "Mỗi ngày, cuộc chiến tranh này đã tiêu tốn từ 5-7 triệu USD tiền ngân sách của Ukraine. Chúng tôi không nhận được tiền từ bất kỳ nước nào cho nhu cầu quân sự của chúng tôi".
Ngoài ra, Thủ tướng Ukraine còn cho biết thêm rằng, kể từ khi lệnh ngừng bắn được công bố ở miền Đông Ukraine, 80 binh lính Ukraine đã thiệt mạng và hơn 400 binh lính khác bị thương. Ông còn tiết lộ rằng Đức đã quyết định công bố một khoản vay trị giá 500 triệu euro (gần 600 triệu USD) cho Kiev để hiện đại hóa hệ thống năng lượng và khôi phục khu vực Donbass.
Binh lính Ukraine trên một chiếc xe bọc thép triển khai tại miền Đông
Theo ông Yatsenyuk, Đức là một trong những nước đứng đầu về công nghệ hiệu quả năng lượng và các công ty của Đức sẽ tham gia vào quá trình hiện đại hóa này. Chính phủ Ukraine có kế hoạch chi gần 4 tỷ USD cho nhu cầu quân sự và quốc phòng trong năm 2015. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, ngân sách quân sự cho năm 2015 rơi vào khoảng 2 tỷ USD (tương đương 2,7% GDP), tăng hơn 1,7 lần so với năm 2014.
Hồi đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký ban hành chiến lược an ninh quốc gia mới. Khi thực hiện chiến lược an ninh này, ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên ít nhất 5% GDP mỗi năm.
Nga cấm cửa 89 quan chức EU vì khủng hoảng Ukraine
Theo báo Người Lao Động, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm 29-5 xác nhận Nga vừa cấm 89 chính trị gia của Liên minh châu Âu (EU) nhập cảnh vào nước này để phản đòn trừng phạt của EU. Trong danh sách nêu trên có 2 quan chức Hà Lan và chính trị gia người Bỉ Mark Demesmaeker, ông Rutte cho biết. Trang tin France24 News dẫn lời nhà lãnh đạo Hà Lan khẳng định Nga đã bàn giao danh sách này cho các đại sứ quán EU hôm 28-5.
Chính phủ Hà Lan sau đó lên án bản danh sách “mập mờ” và lập tức gửi phản hồi cho Moscow. Theo một bức thư do Thủ tướng Bỉ Didier Reynders nhận được từ ông Demesmaeker, Nga không muốn công khai bản danh sách – được cho là phản ứng trước lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine và động thái sáp nhập bán đảo Crimea. Bộ Ngoại giao Đức cũng lên tiếng yêu cầu Nga công khai bản danh sách và giải thích nó dựa trên cơ sở pháp lý nào. “Những người trong danh sách có quyền biết được lý do và kháng cáo” – Bộ này nhấn mạnh.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte
Biện hộ cho lý do giữ kín bản danh sách, Thứ trưởng ngoại giao Nga Alexei Meshkov cho biết: “Chúng tôi cảm thấy rằng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của những người trong danh sách bị cấm nhập cảnh vào Nga tốt hơn so với các đối tác phương Tây – vốn đứng trên mái nhà và hét tên từng người (bị trừng phạt)”. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov khẳng định “những người trong danh sách không phải tình cờ mà bị cấm” và danh sách “không bao gồm các nhà lãnh đạo hoặc quan chức cấp cao”.
Liên quan đến khoản nợ nước ngoài của Ukraine, Tổng thống Petro Poroshenko vừa ký thành luật cho phép chính phủ hoãn trả nợ nước ngoài, có hiệu lực đến tháng 7-2016. Theo đó, chính quyền Kiev và các thành phố của Ukraine được quyền tạm hoãn trả nợ nước ngoài cho đến khi họ đồng ý với các điều khoản do chủ nợ đề ra, mục đích nhằm bảo vệ “tài sản nhà nước” từ “các chủ nợ vô đạo đức”.
Quốc hội Ukraine thông qua dự luật hôm 19-5, đồng thời giải thích điều này là cần thiết trong bối cảnh tình hình tài chính phức tạp hiện nay. Trong vòng 4 năm tới, Kiev phải trả các khoản nợ lên tới 30 tỉ USD, bao gồm 75 triệu USD tiền trái phiếu châu Âu cho Nga vào ngày 20-6.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho biết tổng số nợ của Ukraine hiện ước tính vào khoảng 50 tỉ USD, trong đó có 30 tỉ USD nợ nước ngoài và 17 tỉ USD ở trong nước. Kiev cũng đang bất đồng với các chủ nợ liên quan đến kế hoạch tái cơ cấu 23 tỉ USD nợ nước ngoài. Hôm 23-5, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đe doạ sẽ kiện Ukraine ra toà nếu không trả 3 tỉ USD mà Moscow cho chính quyền cũ của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych mượn năm 2013.
Trang Mạc(T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 24/5/2015