Xây dựng lớp học thông minh ở Trường THPT Gia Hội
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp liên môn (khoa học,ĐẩymạnhgiáodụcSTEMtrongtrườngphổthôkq uefa công nghệ, kỹ thuật, toán) chứ không phải là một môn học. Trong đó, các bài học được xây dựng theo chủ đề STEM, nhằm lồng ghép kiến thức khoa học và toán, công nghệ, hướng đến sự vận dụng kỹ thuật trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể.
Việc đưa giáo dục STEM vào trường trung học đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, phát huy tích cực, sáng tạo phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông chuẩn bị tâm thế thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Điểm mạnh tiếp theo của giáo dục STEM là dạy học gắn với thực tiễn, “học đi đôi với hành”. Giáo dục STEM đồng thời thay đổi phương thức học tập là học qua làm, học qua nghiên cứu, giúp học sinh tìm tòi khám phá tri thức, từ đó hình thành phẩm chất năng lực. Chương trình GDPT mới có mục đích cốt lõi cũng là hình thành phẩm chất năng lực thông qua việc học sinh đổi mới cách học, cách nghĩ.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, một trong những điểm mạnh của hoạt động này là giáo dục theo hướng tích hợp liên môn thay dạy đa môn rời rạc. Đây là cách tiếp cận mới, rất thiết thực, cần thiết. Bởi lẽ để giải quyết các vấn đề của thực tiễn thì không chỉ cần đến kiến thức của một môn học mà phải tổng hoà, tích hợp kiến thức của nhiều môn học.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Khái niệm giáo dục STEM còn được hiểu khác nhau. Hoạt động giáo dục STEM là vấn đề còn mới mẻ đối với nhiều trường học và nhiều giáo viên. Một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của hoạt động giáo dục STEM.
Học sinh TX Hương Trà tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tại địa phương
Theo ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu Trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học Huế, tâm lý nhiều học sinh và phụ huynh học sinh vẫn chỉ quan tâm đến các môn văn hóa để chuẩn bị cho các kỳ thi. Vì vậy, có những em có năng lực khoa học nhưng không được cha mẹ học sinh ủng hộ tham gia hoạt động STEM. Phòng thí nghiệm của trường chưa đáp ứng đầy đủ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Các nội dung có tính chuyên sâu như khoa học máy tính, lập trình cần đầu tư kinh phí lớn; trang thiết bị cho giáo dục STEM chưa đồng bộ.
Khi thảo luận tìm giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục STEM trong trường phổ thông, nhiều đại biểu cũng đề xuất phải nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, cộng đồng về hoạt động giáo dục này. Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tỉnh Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành khung chương trinh hoạt động trải nghiệm STEM cho các cấp học, bậc học; ban hành tài liệu giáo dục STEM và tài liệu hướng dẫn giáo dục cho các cấp học; tập trung thí điểm mô hình giáo dục STEM cho 1 trường học đối với mỗi cấp học để các địa phương học tập, rút kinh nghiệm.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các địa phương tăng cường tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có hiểu biết đầy đủ về giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; tập trung hướng dẫn tổ chức dạy học các môn theo định hướng giáo dục STEM; hỗ trợ các hoạt động trải nghiệm STEM thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học kỷ thuật. Các địa phương, cơ sở giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như có chế độ chính sách để khuyến khích giáo viên tích cực tham gia tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận giáo dục STEM… Các trường phổ thông cần phối hợp với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục khác để thúc đẩy và thực hiện giáo dục STEM hiệu quả, cũng là nhiệm vụ được Thứ trưởng yêu cầu thực hiện.
Bài, ảnh: Huế Thu