World Cup

【kèo chấp 3/4 là gì】Linh hoạt phương án bỏ sổ hộ khẩu giấy

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sẽ gây phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hàn kèo chấp 3/4 là gì

Nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu,ạtphươngánbỏsổhộkhẩugiấkèo chấp 3/4 là gì sẽ gây phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự khác.

Đủ điều kiện, sổ hộ khẩu giấy sẽ tự chấm dứt vai trò

Cùng với 4 đạo luật khác, Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua vào cuối tuần qua. Đây là đạo luật tác động đến tất cả các gia đình khi chuyển đổi phương thức quản lý cư trú từ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sang số định danh cá nhân.

Ngay từ khi trình dự ánluật ở kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Chính phủ luôn khẳng định, việc quản lý cư trú bằng số hóa, có kết nối thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý cư trú trên cả nước thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và số định danh cá nhân hoàn toàn có thể thực hiện từ ngày 1/7/2021.

Nhưng cũng từ lúc đó, không ít băn khoăn, lo ngại được đại biểu bày tỏ khi có gần 30 thủ tục hành chính ở cấp bộ đang có yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và các giấy tờ chứng minh nơi cư trú. Trong khi đó, một số điều kiện kỹ thuật bảo đảm việc kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành với cơ quan, bộ, ngành, địa phương vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và cần một số năm nữa mới có thể hoàn thành.

Do đó, nếu bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ gây xáo trộn lớn đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, gây khó khăn, phiền phức cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự khác có đòi hỏi chứng minh thông tin về nơi cư trú.

Qua hai kỳ họp của Quốc hội, chưa bao giờ lo lắng trên vơi bớt, mặc dù lần giải trình nào, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Trưởng ban Ban soạn thảo dự án luật) cũng quả quyết, hoàn toàn có thể bỏ hộ khẩu giấy cùng thời điểm Luật có hiệu lực (ngày 1/7/2021).

Do ý kiến còn khác nhau, nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Kết quả, có 266/402 đại biểu có hồi âm đồng ý với phương án 1 là cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022. Có 135/402 vị đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, khoản 3, Điều 38, của Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua đã quy định theo hướng cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.

Quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, không làm ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành của Luật Cư trú và việc triển khai thực hiện các quy định của Luật ngay từ thời điểm ngày 1/7/2021. Khi các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú hoàn thành việc xây dựng, vận hành thông suốt và các cơ quan, tổ chức, địa phương đã thực hiện tốt việc kết nối, liên thông để bảo đảm chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân là có thể xác định được thông tin nhân thân, thông tin về nơi cư trú của công dân, thì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ tự chấm dứt vai trò ngay cả khi chưa đến thời hạn 31/12/2022.

Giữ điều kiện về diện tích nhà ở

Điểm mới khác của lần sửa đổi này là đã bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương như trong luật hiện hành. Bởi việc đặt ra các điều kiện này sẽ làm hạn chế quyền tự do cư trú của công dân, tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của một bộ phận công dân đang sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn, mà không đủ điều kiện đăng ký thường trú.

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, Quốc hội không chấp nhận bổ sung biện pháp cắt điện, nước trong cưỡng chế xử phạt hành chính.

Đây là vấn đề gây tranh cãi suốt các phiên thảo luận. Kết quả xin ý kiến bằng phiếu có 207/399 vị đại biểu Quốc hội có hồi âm đề nghị không bổ sung biện pháp cưỡng chế nói trên. 190/399 vị đại biểu tán thành phương án quy định bổ sung nội dung này.

Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua để cả 2 phương án.
copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap