【tỷ số lens】Doanh nghiệp sẽ được tự quyết chính sách về tiền lương

luong

Ảnh T.L minh họa.

5 căn cứ xác định tiền lương tối thiểu

Làm rõ hơn về vấn đề này trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi),ệpsẽđượctựquyếtchínhsáchvềtiềnlươtỷ số lens ông Mai Đức Thiện - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nội dung về tiền lương sẽ đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương. Trong đó khẳng định rằng, tiền lương của người lao động được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, đại diện Vụ Pháp chế cũng nhấn mạnh, dù hai bên được thỏa thuận về mức chi trả nhưng Nhà nước bằng pháp luật sẽ quy định tiền lương tối thiểu để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động và không để doanh nghiệp trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo ông Thiện, một trong những điểm mới trong dự thảo lần này là đã quy định rõ 5 căn cứ cụ thể để xác định, điều chỉnh lương tối thiểu như: mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; chỉ số giá tiêu dùng; tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung - cầu lao động, việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động.

Đặc biệt, mức lương tối thiểu phải đảm bảo tương quan với mức lương phổ biến của người lao động trên thị trường. “Không thể đưa ra một mức tiền lương tối thiểu mà dường như cao hơn hoặc thấp hơn quá nhiều mức lương trên thị trường lao động” - ông Thiện cho biết.

Một yếu tố khá quan trọng khác nữa đó là khả năng chi trả của doanh nghiệp. Theo ông Thiện, nếu một mức lương tối thiểu vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp thì sẽ không tạo ra năng suất, khả năng cạnh tranh giữa các thị trường, giữa các doanh nghiệp thì đây là yếu tố cần cân nhắc về nội dung tiền lương trong dự thảo.

Liên quan đến Hội đồng tiền lương quốc gia, bên cạnh các thành viên là đại diện cho các cơ quan Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương, dự thảo đề xuất bổ sung thêm một số chuyên gia lĩnh vực kinh tế, xã hội, lao động và tiền lương.

Doanh nghiệp được tự quyết quy chế trả lương

Dự thảo lần này cũng hoàn thiện hơn một số quy định về thang, bảng lương để đảm bảo tính khả thi và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Theo đó, dự thảo quy định người sử dụng lao động xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Đồng thời, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức của người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và công bố công khai tại nơi làm việc.

Về trả lương, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, năng suất và chất lượng thực hiện công việc mà người lao động đã hoàn thành. Dự thảo cũng quy định, người lao động được trả lương đúng hạn, nếu không thể đúng hạn thì không được chậm quá 1 tháng.

Trường hợp trả lương chậm từ 15 ngày trở lên, người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng.

Ngoài ra, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được dùng vũ lực, thủ đoạn ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động bán hoặc của đơn vị bán mà người sử dụng lao động chỉ định.

Về vấn đề này, đại diện Vụ Pháp chế lần nữa nhấn mạnh rằng, mặc dù quy chế trả lương, thang, bảng lương thuộc về quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên điều quan trọng trong quá trình thực hiện là hai bên phải thương lượng với nhau./.

Mai Đan