【nhan dinh man city】Miễn nhiệm Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Theo nguyện vọng cá nhân và theo phân công về nhân sự
Ngày 20/10,ễnnhiệmBộtrưởngNguyễnVănThểTheonguyệnvọngcánhânvàtheophâncôngvềnhânsựnhan dinh man city trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Khẩn trương chuẩn bị từ sớm, từ xa cho Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội Sửa đổi nội quy Kỳ họp: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Quốc hội |
Đây là thông tin được Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết chiều 17/10, tại cuộc họp báo của Văn phòng Quốc hội về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Tăng lương cơ sở 20,8% từ 1/7/2023
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã cùng tập thể lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải triển khai tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ giao phó. Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, sâu sát trong các công việc được giao.
Theo nguyện vọng cá nhân và theo sự phân công của cấp có thẩm quyền về công tác nhân sự, dự kiến ngay đầu kỳ họp thứ 4 tới đây (ngày 20/10), Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021 – 2026. Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định, đây là việc rất bình thường, việc quyết định, bố trí nhân sự theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể |
Về vấn đề tăng lương cơ sở, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết tại kỳ họp này, Chính phủ đề xuất phương án điều chỉnh tăng mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khu vực công lên 1,8 triệu đồng (hiện nay là 1,49 triệu đồng, tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Đồng thời, tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm, tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở... Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở được thực hiện từ 1/1/2023.
Liên quan đến việc thực hiện được cải cách tiền lương theo lộ trình, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, việc đề xuất tăng lương lần này đã là nỗ lực rất lớn của các cơ quan trong việc đề xuất, tính toán các điều kiện cần thiết. Đối với cải cách tiền lương, đây là vấn đề rất lớn, mà thách thức lớn nhất là nguồn lực thực hiện, nhất là khi nền kinh tế trải qua 2 năm đại dịch đang gặp nhiều khó khăn.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, các cơ quan chức năng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng để cân đối giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Hai lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng và đều có tác động qua lại lẫn nhau. Đầu tư cho phát triển cũng sẽ giúp tăng thêm nguồn lực để từ đó thực hiện việc tăng lương.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo |
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án Luật
Về Kỳ họp thứ 4, Văn phòng Quốc hội cho biết Quốc hội sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 20/10/2022. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 21 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 15/11/2022). Mặc dù kỳ họp cuối năm thông thường có thời gian làm việc tới khoảng 30 ngày do có nhiều nội dung cần phải xem xét, song kỳ họp thứ 4 đã được sắp xếp, cân đối để trong 21 ngày làm việc hoàn thành các nội dung cần thiết. Để tổ chức thành công kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình và các điều kiện bảo đảm tổ chức hiệu quả kỳ họp.
Ngay đầu kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự với việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tổng Kiểm toán Nhà nước; bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến về 7 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.
Về công tác giám sát và xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về các báo cáo: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN, kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có quyết định kế hoạch đầu tư công vốn NSNN; xem xét Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý).
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2022; xem xét việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh; tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”…
Theo dự kiến chương trình, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV1), Truyền hình Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các nội dung: phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp; các phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, NSNN; phiên giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. |