VHO - Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 -20.11.2024),ĐạihọcVănhóaHàNộikỷniệmnămNgàyNhàgiáoViệti so bóng đá sáng nay 20.11, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã trang trọng tổ chức buổi gặp mặt các thế hệ lãnh đạo, giáo viên nhà trường qua các thời kỳ.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy dự và chúc mừng lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhân dịp kỷ niệm này.
Trong không khí ấm áp, thân tình, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ, tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay vẫn là biểu tượng cao quý của trí tuệ và tài năng.
Cách đây 42 năm, ngày 28.9.1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định chính thức lấy ngày 20. 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Kể từ đó, 20.11 hàng năm đã trở thành ngày hội của những người làm công tác giáo dục, là ngày để xã hội tôn vinh những người đã và đang đóng góp công sức, tâm huyết trong sự nghiệp trồng người. Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc với các thầy cô.
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các thầy, cô giáo của trường và giảng viên thỉnh giảng - những người đã, đang và sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp “trồng người” của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương cho biết, năm học vừa qua, tập thể sư phạm nhà trường tiếp tục vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo đó, quy mô đào tạo của nhà trường tiếp tục ổn định và phát triển với hơn 7000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.
Công tác tuyển sinh luôn đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra với số thí sinh trúng tuyển và nhập học đạt trên 100% chỉ tiêu. Chất lượng tuyển sinh đại học chính quy khá cao so với mặt bằng chung của các trường đại học. Trên 80% số sinh viên trúng tuyển đầu vào với điểm trung bình 3 môn trong tổ hợp xét tuyển từ 26 điểm trở lên, trong đó 2/3 có điểm trung bình từ 27 điểm trở lên. Ngành Báo chí và ngành Luật có điểm chuẩn trên 28 điểm.
Điều này tiếp tục khẳng định thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, thông tin và báo chí của trường.
Hoàn thành việc rà soát và xây dựng lại chương trình đào tạo trình độ đại học của 21 ngành/ chuyên ngành, mở 4 chuyên ngành thuộc ngành Thông tin Thư viện, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và cơ cấu lại 03 chuyên ngành thuộc ngành Quản lý văn hoá. Trường đã hoàn thành tự đánh giá 6 chương trình đào tạo trình độ đại học và đang làm thủ tục để đánh giá ngoài.
Hoạt động nghiên cứu khoa học tiếp tục đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Năm học vừa qua, Trường có 2 đề tài cấp Thành phố, 4 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2 dự án xây dựng TCVN hoàn thành và được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Đồng thời, có 3 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ mới được triển khai thực hiện với sự tham gia của gần 30 cán bộ viên chức trong toàn trường.
Về công bố khoa học, giảng viên trong Trường đã có 7 bài viết được công bố trên tạp chí quốc tế , 119 bài đăng trên các tạp chí trong nước và 149 bài đăng trong kỷ yếu Hội thảo các cấp trong và ngoài nước.
Trong năm học này, đã có 01 đề tài Nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải Khuyến khích, 01 đề tài đạt giải Ba, giải thưởng Eureka do Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và 01 đề tài Nghiên cứu khoa học đạt giải Ba giải thưởng “Sinh viên Nghiên cứu khoa học giỏi” của Bộ GD & ĐT.
Đặc biệt, Trường đã tổ chức thành công hội thảo khoa học Quốc tế “Quản trị thông tin trong kỷ nguyên số” với sự tham gia của gần 100 chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà thực hành và giáo viên của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước trong lĩnh vực thông tin, thư viện. Hội thảo được giới chuyên môn đánh giá cao bởi tính cập nhật và góc nhìn khoa học.
Về hợp tác quốc tế, Trường đã triển khai chương trình hợp tác với Trường Đại học Hà Nội, lựa chọn và hỗ trợ thủ tục cho 15 sinh viên đi thực tập tại Italia và triển khai chương trình hợp tác với Đại học Jeonju, lựa chọn và gửi 9 sinh viên đi trao đổi một học kỳ tại trường bạn.
Công tác chính trị, tư tưởng tiếp tục được đẩy mạnh thông qua một số các hoạt động như tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và các buổi nói chuyện chuyên đề. Nhiệm vụ này góp phần củng cố sự kiên định trong tư tưởng, lập trường của cán bộ viên chức và sinh viên. Bên cạnh đó, việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và hoạt động phục vụ cộng đồng ngày càng được quan tâm triển khai.
Ngoài ra, để tạo môi trường và điều kiện học tập, nghiên cứu tốt cho giảng viên và sinh viên, Trường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Thông tin thư viện mới hiện đại, lắp điều hòa cho toàn bộ các phòng học tại các giảng đường.
PGS.TS Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của nghề giáo: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
“Không phụ sự tin tưởng và trân trọng mà xã hội dành cho, suốt 65 năm qua, các thế hệ giảng viên và viên chức của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, tận tuỵ, sáng tạo; đức tính khiêm tốn, giản dị.
Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh to lớn, tinh thần đoàn kết, niềm tin vững chắc để Nhà trường dù ở giai đoạn nào, hoàn cảnh nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, để sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và sáng tạo các giá trị văn hóa mới vẫn luôn được kế thừa và tiếp nối”, Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh.
Khẳng định truyền thống Nhà trường, theo PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, điều đó không chỉ để tri ân các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã cống hiến vì sự phát triển của nhà trường hơn 65 năm qua, mà còn để chia sẻ với các giảng viên trẻ về sự cần thiết gìn giữ sự đam mê nghề nghiệp, sự nhiệt huyết trong công việc và hết lòng vì sinh viên, để không chỉ trở thành một người giảng viên tốt, mà còn để phát huy truyền thống của Nhà trường, để xứng đáng với niềm tin của sinh viên và xã hội đã dành cho.
Với các sinh viên, Hiệu trưởng nhà trường gửi gắm: “Trong tương lai, các em sẽ trở thành “những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Với những thách thức của cuộc sống và yêu cầu từ nghề nghiệp, các em suy nghĩ về trách nhiệm của mình khi đang ngồi trên ghế giảng đường, đó là phải thường xuyên trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để làm hành trang cho những bước tiếp theo trong cuộc đời”.
Theo PGS.TS Phạm Thị Thu Hương, ngày 20.11 hằng năm, các thầy cô luôn cảm thấy hạnh phúc khi được học sinh nhớ tới qua những vần thơ, bài hát, hay những bó hoa tươi thắm.
“Nhưng điều hạnh phúc nhất của thầy cô lại là sự nỗ lực của các em trong học tập, là những buổi tranh luận sôi nổi về một vấn đề khoa học, là sự chăm chỉ, tìm tòi, sáng tạo, là thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập của các em. Đó chính là món quà lớn nhất các em dành tặng thầy cô. Và cô mong các em sẽ có nhiều món quà đó để tặng thầy cô của mình”, PGS.TS Phạm Thị Thu Hương tâm sự.