Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak tại thành phố Arak,ợpquốcthocircngquanghịquyếtphảnđốivũkhiacutehạtigres – puebla miền trung Iran. (Nguồn: AP/TTXVN)
Trong suốt 24 năm qua, Tokyo mỗi năm đều soạn thảo và thúc đẩy thực hiện một nghị quyết phản đối vũ khí hạt nhân và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Nghị quyết năm nay được 144 thành viên ủng hộ trong đó có Mỹ và Anh, hai quốc gia đồng bảo trợ cho nghị quyết này. So với năm ngoái, số quốc gia ủng hộ đã giảm 23 nước trong khi số nước nhận bảo trợ cũng giảm 39 nước.
Các quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết lần này có Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Syria.
Dù số thành viên ủng hộ giảm, nhưng Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono cho biết Nhật Bản đánh giá cao sự ủng hộ của hầu hết các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và cảm thấy "được tiếp sức" để tiếp tục nỗ lực tối đa nhằm từng bước kiến tạo một thế giới phi vũ khí hạt nhân.
Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc là cơ quan chịu trách nhiệm chính với các hoạt động giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh quốc tế. Sau khi được thông qua tại Ủy ban này ngày 26-10 vừa qua, nghị quyết do Nhật Bản soạn thảo sẽ được đệ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 12 tới.
Nghị quyết năm nay được đánh giá là có những "thay đổi đáng kể" trong "tính logic và cân bằng".