TheáybayrơiởPhápChândungđốitượngtìnhnghisốsoi keo anh vs yo những tin tức mới nhất trên báo Dân Trí, phi công Andreas Lubitz (28 tuổi), cơ phó của chiếc máy bay rơi ở Pháp, đến từ thị trấn Montabaur thuộc bang Rheinland-Pfalz của Đức. Lubitz sống nhiều năm tại thành phố Duesseldorf, thủ phủ bang Norhrhein-Westfalen và bắt đầu làm việc tại Germanwings từ năm 2013.
Phi công Andreas Lubitz đang là đối tượng tình nghi số 1 trong vụ máy bay rơi ở Pháp. Ảnh BBC
Thời gian gần đây, Lubitz bỏ nhiều lớp huấn luyện bay nhưng vẫn đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra định kỳ. Trong hồ sơ lưu các chuyến bay, Lubitz cũng không để xảy ra bất kỳ sai sót hay vấn đề gì. Andreas Lubitz cũng không nằm trong bất kỳ danh sách tình nghi khủng bố nào và cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy viên phi công này có liên hệ với các tổ chức khủng bố.
Trong khi đó, báo Dân Trí dẫn nguồn tin từ BBC cho hay, cơ phó của chiếc máy bay rơi ở Pháp đã có kinh nghiệm 630 giờ bay trước đó. “Anh ta đáp ứng điều kiện bay mà không có giới hạn nào”, Carsten Spohr, người đứng đầu hãng Lufthansa nói.
Bạn bè và hàng xóm cũng mô tả Lubitz là một người “trầm tính”, “vui vẻ” và “yêu nghề”. Họ cũng cho biết anh không có biểu hiện gì cho thấy đang suy tính chuyện xấu. “Anh ta có vẻ rất yêu nghề. Tôi không thể nhớ điều gì khác không ổn về anh ta”, ông Klause Radke nói. Ông Radke cũng phản bác kết luận vội vàng của các công tố viên rằng Lubitz có lỗi trong vụ tai nạn máy bay Đức rơi ở Pháp.
Buồng lái chiếc máy bay rơi ở Pháp chụp vài ngày trước vụ tai nạn. Ảnh BBC
Được biết, các nhà điều tra đã khôi phục toàn bộ nội dung cuộc nói chuyện 30 phút cuối trên chiếc máy bay Đức rơi ở Pháp. Trong 20 phút đầu, hai phi công vẫn trao đổi vui vẻ bình thường với nhau trong buồng lái. Cơ trưởng thậm chí còn trao đổi vắn tắt về việc cho máy bay hạ cánh xuống sân bay Dusseldorf của Đức và sau đó ông yêu cầu cơ phụ điều khiển máy bay khi ông đi ra ngoài.
Bắt đầu từ thời điểm này, phi công phụ chịu trách nhiệm điều khiển máy bay. Cơ phó bắt đầu bấm các nút hệ thống giám sát bay và khởi động nút hạ độ cao. Trong suốt thời gian sau đó từ khi máy bay hạ độ cao đến lúc đâm vào núi, viên phi công phụ hoàn toàn im lặng, dù cơ trưởng đã liên tục gọi qua điện thoại nội bộ và đập mạnh cửa buồng lái yêu cầu mở cửa.
Kết quả thu âm buồng lái trong 10 phút cuối cho thấy vẫn có tiếng thở của cơ phó, chứng tỏ người này còn sống cho tới khi máy bay lao vào núi. Đây là những hành động rất khó hiểu đối với một phi công trong tình huống máy bay nguy cấp và lao thẳng vào vách núi.
Cảnh sát đã tiến hành khám xét nơi ở của cơ phó chiếc máy bay rơi ở Pháp. Ảnh AFP
Hiện tại, còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến vụ tai nạn máy bay rơi ở Pháp chưa có lời giải đáp như: Vì sao cơ phó lại chốt cửa không cho cơ trưởng trở lại buồng lái? Vì sao cơ phó điều khiển máy bay đâm thẳng vào núi? Đây là vụ tự sát hay còn có mục đích nào khác? Liệu đã đủ thông tin chứng minh cơ trưởng rời khỏi buồng lái?...
Minh Thùy(T/h)
Vụ máy bay Đức rơi: Thảm kịch lặp lại trên dãy núi Alpes