【bong da so 88.com】Kẹo lạ “trần truồng” trong trứng khủng long Trung Quốc

Kẹo nhiều không bán tràn lan

Chỉ cần 2000 đồng là có thể mua được một quả trứng khủng long tùy màu chọn. Tại cổng trường các trường tiểu học như Định Công,ẹolạtrầntruồngtrongtrứngkhủnglongTrungQuốbong da so 88.com Hạ Đình, Nguyễn Trãi, Khương Thượng, Thành Công, Nghĩa Tân, Ba Đình… những người bán đồ chơi và quà vặt cho biết trứng khủng long rất được các em học sinh ưa chuộng vì giá rẻ, bên trong lại có kẹo ăn được.

Bên trong những quả trứng khủng long này có những gói kẹo nhỏ không nhãn mác, không an toàn. Ảnh: H. A
Bên trong những quả trứng khủng long này có những gói kẹo nhỏ không nhãn mác, không an toàn. Ảnh: H. A

Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, trứng khủng long bằng nhựa của Trung Quốc kích cỡ bằng quả trứng gà thông thường. Một “dây” trứng thường có từ 10 – 12 quả. Mỗi quả thường có màu xanh, đỏ, tím, vàng, hồng, nâu…khác nhau. Trẻ nhỏ rất thích và thường đòi cha mẹ mua để chơi.

Chị Phương Dung chủ một tạp hóa trên phố Định Công – Hà Nội cho biết, loại trứng khủng long này khi bóc vỏ bọc ra bên trong sẽ có kẹo. Chính vì thế các em mẫu giáo hoặc học tiểu học rất thích mua vì giá rẻ và có kẹo để ăn.

“Bố mẹ thường cho các em tiền đi ăn sáng, khi còn thừa vài ngàn đồng, các em thường mua bim bim, hoặc những đồ chơi rẻ tiền như trứng khủng long để dùng”, chị Dung nói.

Chị Đặng Ngọc An đi đón con tan trường về, bé nằng nặc đòi mẹ mua trứng khủng long của người bán tạp hóa trước cổng trương Nguyễn Trãi (Thanh Xuân – Hà Nội). Chiều cậu con trai, chị An đã mua 3 quả trứng khủng long với đủ các màu khác nhau với giá chỉ 6000 đồng.

Khi được hỏi, chị có sợ đồ chơi này và những viên kẹo trong đó không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu? Chị Ngọc An nghiễm nhiên đáp không biết và thấy con nài nỉ nhiều nên mua thôi. Còn an toàn hay không chắc cơ quan chức năng đã kiểm tra rồi. 

Trên thực tế, theo tìm hiểu của PV, những quả trứng khủng long đó chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (dấu CR). Khi “mổ” quả trứng khủng long bằng nhựa của Trung Quốc ra. Bên trong thường có một con khủng long bằng nhựa và túi nilon nhỏ đựng những viên kẹo đủ màu sắc. Điều lạ là không phải quả trứng nào và gói kẹo nào cũng có in thông tin tiếng Trung Quốc trên gói kẹo. Ngoài thành phần ghi bằng tiếng Trung ra, các gói kẹo còn không có nhãn phụ tiếng Việt, không có ngày tháng và hạn sử dụng. 

Những viên kẹo đó có những loại hình thù và kích thước khác nhau. Có gói, kẹo có đường kính khoảng 0,5 cm, hình tròn. Có gói, kẹo lại có hình những ông sao, hình trái tim, hình trăng lưỡi liềm… đường kính khoảng 1cm. Với những viên kẹo như vậy, những trẻ từ 2 - 4 tuổi khi ăn rất dễ sặc và mắc trong cổ họng.

Nguy hại khó lường

TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho rằng, người dân không nên sử dụng những kẹo bánh không có nguồn gốc, xuất xứ, các sản phẩm không đóng gói bao bì, không ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như những sản phẩm đã qua chế biến sẵn được tẩm ướp với mẫu mã, màu sắc lòe loẹt.

Những gói kẹo này không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn được người tiêu dùng để cho trẻ sử dụng. Ảnh: H. A
Những gói kẹo này không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn được người tiêu dùng để cho trẻ sử dụng. Ảnh: H. A

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, các ông bố, bà mẹ, khi chọn mua bánh, kẹo, cho trẻ nên chọn loại có bao bì, nhãn hiệu và địa chỉ rõ ràng, có giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan chức năng. Các loại bánh, mứt có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, dẫn đến nhiều chứng bệnh về ung thư, rối loạn tiêu hóa, thần kinh… Không nên ham rẻ hay chuộng "mác" ngoại mà mua bánh, kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, sau khi kẹo mút phát sáng bị phát hiện có chất gây ung thư, ngành Y tế và Quản lý thị trường đã đi kiểm tra, thu hồi rất quyết liệt. Theo như báo phản ánh việc các cửa hàng bán thực phẩm nhập khẩu không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, tem phụ bằng tiếng Việt  là vi phạm Nghị Định số 89 của Chính phủ. Những trường hợp này nếu bị phát hiện hàng hóa phải tịch thu tiêu hủy và bị xử lý nghiêm.

Ông Phan Thanh Phong, Đội phó Đội QLTT số 11 cho biết, để trẻ em không sử dụng thực phẩm hết date, thực phẩm không rõ nguồn gốc, bên cạnh việc kiểm tra, tịch thu tiêu hủy của cơ quan quản lý rất cần sự vào cuộc nghiêm ngặt giữa gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh không mua bánh kẹo trôi nổi, không có nhãn mác. Nếu không có người sử dụng, ắt nguồn cung sẽ không còn đất sống.

Đây không phải lần đầu tiên người tiêu dùng biết được thông tin đồ chơi và kẹo bánh Trung Quốc có nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe tuy nhiên họ vẫn lựa chọn sử dụng. Đặc biệt, khi những đứa trẻ ý thức về sức khỏe chưa tốt, người lớn cần cảnh giác và giúp trẻ lựa chọn những đồ chơi, kẹo bánh an toàn, đảm bảo sức khỏe. Trước khi các cơ quan chức năng đưa ra kết luận chính thức và kết quả kiểm định về chất lượng sản phẩm người tiêu dùng cần tẩy chay những loại sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, hạn dùng, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai đợt thanh tra trên diện rộng về chuyên đề chất lượng, tiêu chuẩn và sở hữu công nghiệp đối với đồ chơi trẻ em nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với đồ chơi trẻ em trên toàn quốc trong năm 2013. Cuộc thanh tra chuyên đề được tiến hành từ đầu tháng 8 và sẽ kết thúc vào ngày 30/9/2013. Bộ KH-CN sẽ công bố kết quả thanh tra vào tháng 11/2013. Những nỗ lực của cơ quan chức năng như vậy, chắc chắn đồ chơi trẻ em kém chất lượng, không an toàn sẽ bị đẩy lùi, tiêu hủy.

 Nguyễn Nam