【san luis – querétaro】Đánh giá về Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos
Bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đánh dấu bước chuyển trong bối cảnh chính trị quốc tế khi các nền dân chủ phương Tây đang phải đấu tranh với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa và dân túy. Ông đã lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ tiến trình toàn cầu hóa,ĐánhgiávềTrungQuốctạiDiễnđànKinhtếThếgiớsan luis – querétaro một thông điệp ngầm phản đối quan điểm “nước Mỹ Đầu tiên” của Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump, đồng thời phản ánh mong muốn của Bắc Kinh nhằm có một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.
Hãng tin Reuters cho rằng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử hứa hẹn sẽ có những chính sách mang màu sắc bảo hộ hơn, còn châu Âu đang phải đối mặt với những vấn đề của riêng mình, từ việc Anh ra đi (hay còn gọi là Brexit) cho tới khủng bố, Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội để họ “lấp đầy chỗ trống” trong vai trò lãnh đạo kinh tế quốc tế.
Phát biểu trước rất đông khán giả, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng chủ nghĩa bảo hộ đồng nghĩa với việc “tự khóa trái mình trong một căn phòng tối”, và cắt đứt mọi “nguồn ánh sáng và không khí”. Trong bài phát biểu kéo dài gần một giờ đồng hồ, ông khẳng định: “Không ai có thể trở thành người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại”.
Tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos lần này ngoài Chủ tịch Tập Cận Bình có hơn một nửa quan chức Chính phủ cấp cao của Trung Quốc, nhiều hơn hẳn phái đoàn các năm trước, và điều này đang phản ánh rõ tham vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo ông Tập Cận Bình, các quốc gia và giới lãnh đạo không thể vì nạn thất nghiệp, di dân và khủng hoảng tài chính mà tìm cách cản trở tự do đầu tư, tự do thương mại và trao đổi công nghệ. Đây được xem là lời chỉ trích gián tiếp nhắm vào chủ nhân mới của Nhà Trắng.
Những lo ngại về nguy cơ “hạ cánh cứng” của nền kinh tế Trung Quốc là điều chi phối mối quan tâm của các thị trường toàn cầu tại WEF năm ngoái. Tới năm nay, những lo ngại này đã được giảm bớt phần nào, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 16-1 đã tiếp tục đưa ra cảnh báo về những nguy cơ sắp tới của nền kinh tế Trung Quốc, trong đó có những vấn đề đang nảy sinh từ việc phụ thuộc quá nhiều vào chi tiêu chính phủ, những khoản vay lớn của các ngân hàng nhà nước và giá cả hàng hóa gia tăng. Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nỗ lực trấn an dư luận về các cảnh báo đối với nguy cơ bất ổn hay suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc, nhấn mạnh rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang bước vào một giai đoạn “bình thường mới”, nhờ sức đẩy từ nhu cầu nhà ở. Mặc dù nền kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ, song ông cho biết kinh tế Trung Quốc trong năm 2016 dự kiến tăng trưởng 6,7%.
Theo nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab, sự hiện diện của Chủ tịch Tập Cận Bình là một dấu hiệu của sự thay đổi từ thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo sang một hệ thống đa cực hơn, trong đó các cường quốc như Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lớn hơn. Ông Schwab nói: “Chúng ta có thể hy vọng rằng Trung Quốc trong thế giới mới này sẽ đóng vai trò chủ động và trách nhiệm hơn”.
Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn về các phát biểu đầy tính tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chủ tịch Tập đoàn PricewaterhouseCoopers Bob Moritz trao đổi với phóng viên hãng tin Reuters: “Tôi cho rằng vẫn còn câu hỏi lớn về việc liệu Trung Quốc sẽ chuyển hướng thế nào trong bối cảnh thế giới hiện tại… Liệu các tư tưởng của họ sẽ mang tính khu vực hay toàn cầu nhiều hơn, và quan trọng hơn cả là điều này sẽ thể hiện thế nào trong các cuộc đàm phán của họ. Đó là những điều chúng ta cần phải theo dõi trong 12 tháng tới”.