Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều 1/11,ệptạicácKhuchếxuấbongđanet bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, đến 1/11, tại các Khu chế xuất – Khu công nghiệp, số doanh nghiệpđăng ký hoạt động trở lại là 1.342, đạt 95%; tổng số lao động là 216.000, đạt 75%.
Còn tại Khu Công nghệ cao TP.HCM đã có 88/88 doanh nghiệp hoạt động trở lại và tổng số lao động là 145.000, đạt 84%. Có 6.500 doanh nghiệp ngoài Khu công nghiệp - Khu chế xuất hoạt động trở lại.
Về việc nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM cho rằng phương án “3 tại chỗ” rất khó thực hiện, bà Kim Ngọc cho biết, TP.HCM đã ban hành nhiều chỉ đạo để phù hợp với yêu cầu ở từng giai đoạn phòng chống dịch COVID-19.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Sở Công Thương thông tin tại buổi họp |
Cụ thể hồi tháng 7,8/2021 là thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, hai điểm đến”. Đến tháng 9 thực hiện Bộ Tiêu chí theo Quyết định 3328 của UBND TP.HCM và mới nhất là 15/10 với Quyết định 3589 về bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn.
“Các doanh nghiệp được lựa chọn phương án sản xuất phù hợp để đảm bảo các điều kiện an toàn trong sản xuất. Các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khôi phục sản xuất sẽ tiến hành đăng kí các phương án sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, UBND các quận, huyện”, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc thông tin.
Thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, hiện tại, thành phố đã qua đỉnh của đợt dịch thứ 4. Bên cạnh những biện pháp phòng chống dịch đang triển khai, ngành y tế Thành phố phối hợp cùng các chuyên gia theo dõi diễn biến đối với biến chủng mới này.
Ngành y tế khuyến cáo, hiện tại, người dân cần đảm bảo biện pháp 5K, thực hiện tốt hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, không được lơ là, chủ quan.
“Qua thực tiễn 4 đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch lần 4, ngành y tế Thành phố đã rút ra 10 bài học kinh nghiệm và sẽ áp dụng khi có sự cố xảy ra trong thời gian thời. Hiện nay, Sở Y tế đang cùng các Sở, ngành xây dựng đề án phát triển y tế cơ sở trên địa bàn”, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nói.
Toàn cảnh buổi họp |
Đại diện Sở Y tế cho biết thêm, trong thời gian tới, Thành phố sẽ tăng cường củng cố hệ thống y tế cơ sở, dự phòng từ tuyến Thành phố đến tuyến phường, xã. Đặc biệt, cần có chế độ về chính sách để thu hút thêm nhân lực giỏi về làm việc tại đây.
Liên quan đến đề xuất tiêm vắc-xin mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu, nhóm nguy cơ cao trong tháng 11, 12/2021, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai thông tin, Thành phố đã đề xuất vấn đề này với Bộ Y tế và sẽ tuân theo hướng dẫn của Bộ.
Đối với công tác tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 3-12 tuổi, Sở Y tế đang lập kế hoạch chi tiết với các phường, xã để đề xuất với Bộ Y tế trong thời gian tới.
Thông tin tại buổi họp, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM nhấn mạnh nguyên tắc “An toàn tới đâu, mở cửa tới đó”, không vì thấy tình hình khả quan hơn mà chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch COVID-19.
Theo ông Hải, TPHCM hiện vẫn đang ở cấp độ 2 của dịch bệnh - Cấp độ nguy cơ trung bình. Trong đó, có một số phường xã là cấp độ 3.
Mỗi ngày Thành phố đều có từ 1.000 – 1.400 ca mắc mới. Vì vậy, Phó Ban chỉ đạo đề nghị, các cơ quan báo chí cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu, bất kỳ sự chủ quan nào trong phòng chống dịch bệnh cũng đều rất nguy hiểm khi diễn biến dịch vẫn đang phức tạp, khó lường như hiện nay.
Trong ngày 31/10 có 624 BN nhập viện, 473 xuất hiện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/1/2021 đến nay là 252.316 BN xuất viện); 25 trường hợp tử vong (tổng số tử vong cộng dồn từ 01/1/2021 đến nay là 16.706 người).
Về tiêm vắc xin phòng COVID-19, đến ngày 31/10, tổng số mũi 1 là 7.608.475; mũi 2 là 5.723.998 mũi.