Mở rộng đối tượng tiếp cận vốn ODA sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng,ốikinhtếtưnhânsẽđượctiếpcậnvốkq h2 y đồng thời tạo động lực mới cho khối kinh tếtư nhân phát triển |
Ngay trong quý IV/2017 tới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cập nhật Định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trong đó đáng chú ý sẽ có sự nghiên cứu để sửa đổi khuôn khổ pháp lý theo hướng khu vực tư nhân được tiếp cận ODA và vốn vay ưu đãi trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc việc với nhóm 6 ngân hàngtài trợ (WB, ADB, AFD, KFW, JICA, KEXIM), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Thế Phương cũng đã tái khẳng định thông tin này và cho biết Bộ sẽ nghiên cứu và sẵn sàng trao đổi với 6 nhà tài trợ xem những điều kiện, tiêu chí như thế nào để khu vực tư nhân có thể tiếp cận với vốn vay ODA, vốn ưu đãi. Theo đánh giá của Thứ trưởng Phương, thực tế, tiếp cận vốn vay ODA có thể hơi khó nhưng tiếp cận vốn vay ưu đãi thì hoàn toàn khả thi.
Đồng thời với việc mở rộng đối tượng tiếp cận vốn vay nước ngoài, trong thời gian tới các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và vốn ưu đãi chắc chắn sẽ bị thu hẹp, không dùng nguồn vốn này cho các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể đầu tư. Bên cạnh đó, cách thức tiếp cần với vốn vay rất có thể sẽ có sự thay đổi.
Thay vì tiếp cận từ dưới lên như hiện nay, việc vay vốn nước ngoài sẽ xác định từ những chiến lược của Chính phủ, ưu tiên cho những chương trình, dự ántrọng điểm Quốc gia.
Theo thứ trưởng Phương, thực tế hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tưnhận được nhiều đề xuất dự án của các bộ, ngành, địa phương gửi lên, Bộ cũng đã đầu tư nhiều thời gian, công sức, chi phí để rà soát thẩm định, tuy nhiên hầu hết các dự án không đáp ứng được các ưu tiên của Chính phủ, ngay cả đối với những dự án lớn.
Do vậy trong thời gian tới đây, khi xây dựng kế hoạch chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021-2025, Bộ sẽ thay đổi cách tiếp cận, tính toán nguồn vốn cho các dự án như vốn trong nước, ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ hay huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi.
Cũng trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tưsẽ rà soát rất chặt chẽ các dự án đang hoạt động và đề xuất mới của các địa phương nhằm hạn chế tình trạng đề xuất tràn lan.
“Vụ kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tưsẽ có trách nhiệm rà soát chặt chẽ, khi một địa phương hay một bộ ngành đề xuất dự án vốn vay mới phải nắm được tổng số dự án vay vốn đang thực hiện của đơn vị đó, ít nhất đối với nhóm 6 ngân hàng tài trợ phát triển đây. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ thông báo cho địa phương và yêu cầu địa phương sắp xếp dự án ưu tiên, từ đó trao đổi đề xuất với các nhà tài trợ và đảm bảo ko vượt quá hạn mức vay nợ của địa phương ấy theo quy định”, Thứ trưởng Phương cho biết.