【bxh bđ tbn】Doanh nghiệp hội nhập thế nào trong kỷ nguyên FTA?
“Cứ ngồi đợi thì không ai biết đến”
Ông Tùng cho biết, hiện Việt Nam đã ký kết 11 hiệp định thương mại tự do, TPP là một trong những FTA thế hệ mới mà Việt Nam vừa ký kết. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm 2018. “Hiện chúng ta cũng đã đàm phán xong một hiệp định nữa, dự kiến sẽ ký kết vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Như vậy chúng ta đã có mối quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Nếu tất cả hiệp định được thực hiện thì 80% tổng kim nghạch xuất khẩu của nước ta sẽ đi theo con đường thương mại tự do” – ông Tùng nói.
Phân tích về cơ chế giám sát tại TPP, ông Tùng chia sẻ thêm, trong những hiệp định khác, việc giám sát chưa được thực hiện nghiêm chỉnh và khi đi vào thực thi cũng chưa có một cơ chế nào hữu hiệu. Tuy nhiên, trong TPP, cơ chế giám sát này rất chặt chẽ. Ví dụ như đối với dệt may, Hoa Kỳ rất lo ngại và họ yêu cầu xuất xứ cũng như kiểm soát chặt chẽ trong các khâu đoạn của dệt may. Thông qua cơ sở dữ liệu và quản lý rủi ro, họ nắm rất chắc năng lực sản xuất của Việt Nam và vì vậy, họ sẽ có ngay những đoàn giám sát khi có dấu hiệu bất thường về xuất khẩu tăng đột biến.
Ông Tùng cũng cho biết, một đặc trưng khác của TPP là cơ chế pháp lý. Trước đây khi tham gia các hiệp định tự do, nếu làm sai cũng chưa hề có vụ kiện hay giải quyết tranh chấp nào trong các nước ký kết. Còn với TPP, có cơ chế nhà nước kiện nhà nước và cơ chế nhà đầu tư kiện nhà nước khi xảy ra vi pham. Đây là thách thức và rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Không để doanh nghiệp “tự bơi”
Với hơn mười hiệp định mà Việt Nam đã và sắp ký kết, thực thi, một câu hỏi đã được ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đặt ra ngay tại Diễn đàn, đó là làm thế nào để thực sự khai thác được cơ hội từ các cam kết này?
Ông Sơn cho biết: “Việt Nam sẵn sàng bỏ chi phí để xúc tiến thương mại, nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà tham gia. Các cụ ngày xưa thường bảo “hữu xạ tự nhiên hương” nhưng giờ thì không phải như vậy nữa. Trong xã hội hội nhập sâu sắc và cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, nếu cứ ngồi chờ đợi thì không có ai biết, thay vào đó phải đổi mới, phải ra ngoài”.
Theo ông Sơn, nhiều người nghĩ chi phí cho xúc tiến thương mại lớn nhưng hiệu quả chưa cao. Thế nhưng thực tiễn lại cho thấy, tất cả các nền kinh tế đặc biệt là các nước giàu có vẫn đầu tư nhiều cho xúc tiến, bởi vì người ta nhìn thấy lợi ích to lớn và lâu dài từ nó. Mỗi chuyến đi có thêm rất nhiều mối quan hệ mà tháng sau, năm sau sẽ mang lại lợi ích cho mình.
Cũng theo ông Sơn, thực tế, nhiều chương trình xúc tiến thương mại mời đến hàng tháng mà các doanh nghiệp không đi, đăng ký xong rồi bỏ đấy. “Tôi nghĩ chắc chỉ khi nào nhà nước hỗ trợ 100% thì doanh nghiệp mới tham gia. Tôi cho rằng, tất cả các loại hỗ trợ của Nhà nước cần phải giảm và bỏ. Đây là điều bắt buộc. Những hỗ trợ này chỉ nên dành cho lĩnh vực nông sản vì lĩnh vực này có giá trị thấp và chưa lôi kéo được nhiều doanh nghiệp tham gia” – ông Sơn nói.
Từ góc độ hoạt động của mình, các doanh nghiệp cũng đã đưa ra những phân tích, kiến nghị. ông Chí Nguyễn, Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ Truyền thông Việt – Oregon khẳng định, thương hiệu của doanh nghiệp rất quan trọng, doanh nghiệp cần phải biết cách bảo vệ thương hiệu khi làm việc với các đối tác quốc tế. Nhưng ông Chí Nguyễn cũng đặt ra một câu hỏi: “Chúng tôi rất muốn làm việc với các doanh nghiệp trong nước. Làm sao chúng tôi tìm được những người bạn làm về công nghệ đây?”. Câu hỏi này đặt ra khoảng trống về sự liên kết, về những cái bắt tay hợp tác của doanh nghiệp Việt.
Ở một góc độ khác, ông Phạm Hoàng Thắng, giám đốc một công ty sản xuất máy nông nghiệp chia sẻ: “Trong quá trình hội nhập cần phải có sự kết nối, nhưng chúng tôi là nhà sáng chế đơn lẻ. Trong hội nhập cũng cần đổi mới sáng tạo. Muốn đổi mới phải đầu tư. Trong khi các nhà sáng chế nghĩ ra sản phẩm đã khó, việc sản xuất thử nghiệm, đầu tư thiết bị đưa ra cộng đồng còn tốn rất nhiều tiền, chỉ chi ra chứ không thu vào nhưng tiếp cận vốn cũng lại là một bài toán khó. Trong suốt thời gian qua chúng tôi tự bơi, nhưng bơi không được xa” – ông Thắng nói.
Chia sẻ và cũng đưa ra phương hướng cho doanh nghiệp trong những bước đường sắp tới, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế khẳng định, các bộ ngành chức năng sẽ cố gắng hoàn thiện hơn nữa việc kết nối thông tin, nhưng doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm, tham khảo thông tin chứ không thể bị động chờ tuyên truyền từ phía cơ quan chức năng. “Chúng ta cùng chia sẻ khó khăn, cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận thông tin hội nhập” – ông Sơn nói.
Ngoài ra, đối với vấn đề vốn, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, với nhu cầu về vốn hỗ trợ chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có khoản tiền lớn, doanh nghiệp nên tiếp cận Sở Khoa học Công nghệ để tiếp cận gói hỗ trợ này.
“Với việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện có quỹ hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ để có ngân sách dành cho quỹ” – ông Tiến nhấn mạnh.