Thị trường chứng khoán trong nước vừa trải qua một tuần giao dịch có thể gọi là hồi phục. Chỉ số VN-Index giảm trong phiên đầu tuần,ịtrườngchứngkhoánĐiểmsốhồiphụcnhưngdòngtiềncònlưỡnglựnhận định ac sau đó giằng co với thanh khoản thấp trong 3 phiên giữa tuần và chỉ bật tăng khá bùng nổ trong phiên cuối tuần. Thị trường có tuần tăng khá tốt so với tuần trước đó, nhưng đóng góp chính phần nhiều là do phiên tăng mạnh cuối tuần.
Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index bật tăng mạnh phiên chiều và đóng cửa tại 1.276,6 điểm, tăng +21,49 điểm, tương đương +1,71% so với tuần trước. Như vậy, chỉ số VN-Index không những “test” thành công ngưỡng hỗ trợ quanh 1.250 điểm, mà còn chính thức lấy lại vùng giá cao nhất năm 2023.
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng một tuần hồi phục song mức độ tăng có phần khiêm tốn hơn so với chỉ số VN-Index. Cụ thể, chỉ số HNX-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 241,34 điểm, tăng +0,69% so với tuần trước; chỉ số UPCoM-Index cũng tương tự tăng +0,62% so với tuần trước, đạt 91,21 điểm.
Trong tuần qua, các nhóm ngành có diễn biến khá phân hóa. Thực ra, nếu không có phiên cuối tuần thì tuần qua về cơ bản là diễn biến giá và dòng tiền theo nhóm ngành chủ yếu là giằng co, suy giảm.
Mặc dù hồi phục mạnh về điểm số, nhưng thanh khoản của thị trường lại có một tuần suy giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường chỉ đạt 21.358 tỷ đồng/phiên, giảm -26,1% so với tuần trước. |
Theo đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn chịu áp lực điều chỉnh tích lũy từ đầu tháng 3/2024 đã có phản ứng khá tích cực với nhiều mã tăng giá tốt trong phiên cuối tuần, nổi bật như: VAB (+20,00%), LBP (+14,33%), CTG (+8,13%), BID (+6,37%)... Ngược lại, tính chung cả tuần, nhóm ngân hàng vẫn có nhiều mã điều chỉnh giảm như: STB (-1,69%), PGB (-0,53%), VCB (-0,32%)... Nhóm ngân hàng cũng là nhóm đóng góp lớn cho thanh khoản trong tuần và cũng chủ yếu được thể hiện trong phiên cuối tuần.
Cũng tương tự nhóm “bank”, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diễn biến khá sôi động trong bối cảnh thị trường chịu áp lực điểu chỉnh. Cụ thể, đa số cổ phiếu chứng khoán có một tuần tăng điểm với nhiều mã nổi bật như: CTS (+12,50%), FTS (+5,67%), AGR (+5,61%), SHS (+5,05%)... Trong khi đó, cũng có một số mã ngành này đi ngược chiều như: IVS (-3,65%), TVS (-1,24%), HBS (-1,18%)...
Các cổ phiếu nhóm đầu tư công, xây dựng, vật liệu xây dựng lại có diễn biến phân hóa rất mạnh. Trong khi có nhiều mã tăng giá tốt như: BMP (+7,41%), DPG (+7,10%), PC1 (+1,08%)... thì cũng có nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh mạnh với: TV2 (-8,50%), DHA (-3,03%), C4G (-2,65%)...
Các cổ phiếu bất động sản phân hóa mạnh, đa số chịu áp lực điều chỉnh giảm điểm với DRH (-8,33%), HAR (-8,15%), FIR (-6,54%), NBB (-4,92%)... Trong khi đó, các mã bất động sản khác tăng giá khá tốt: QCG (+17,07%), NHA (+6,45%), DIG (+5,00%), VHM (+3,61%)...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến phân hóa mạnh với POS (+14,29%), PVP (+5,26%), VTO (+2,79%), PVS (+1,09%)... trong khi có các mã điều chỉnh mạnh như: PSH (-28,49%), PTV (-11,76%), PGS (-5,00%)...
Mặc dù hồi phục mạnh về điểm số, nhưng thanh khoản của thị trường lại có một tuần suy giảm mạnh. Thống kê trong tuần, có tới 3 phiên có giá trị giao dịch trên HOSE dưới mốc 20 nghìn tỷ đồng, riêng phiên cuối tuần, thanh khoản tăng mạnh trở lại nhưng chủ yếu là giao dịch thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường chỉ đạt 21.358 tỷ đồng/phiên, giảm -26,1% so với tuần trước. Thanh khoản giảm khá đồng đều trên cả 3 sàn, trong đó, giá trị khớp lệnh giảm mạnh hơn khi chỉ xoay quanh mức 15 - 17 nghìn tỷ đồng/phiên. Đây là mức thanh khoản thấp nhất kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay.
Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng trong tuần qua, mặc dù giá trị bán ròng giảm hẳn. Theo đó, khối ngoại bán ròng -971 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, bán ròng -1.164 tỷ đồng trên HOSE, mua ròng +202 tỷ đồng trên HNX, và bán nhẹ -10 tỷ đồng trên UPCoM.
Thị trường chứng khoán trong nước tuần qua chịu tác động xen kẽ cả tin tích cực và tiêu cực. Trong khi trên thế giới, lạm phát vẫn đang tạo ra thách thức cho các nhà quản lý thị trường tiền tệ Mỹ và châu Âu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quy định giữ nguyên lãi suất và để ngỏ khả năng năng nới lỏng tiền tệ. Ở Mỹ, CPI vẫn tăng cao hơn dự đoán cho thấy lạm phát còn ở mức cao và có khả năng FED sẽ còn giữ nguyên lãi suất.
Trong khi đó, thông tin trong nước có phần tích cực hơn, mặc dù diễn biến tỷ giá vẫn tạo tâm lý thận trọng. Mùa đại hội cổ đông đã hé lộ nhiều thông tin khá tích cực về kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp. Điển hình là thông tin chưa chính thống về kết quả lợi nhuận quý I của các ngân hàng đã lan tỏa giúp cổ phiếu ngành này bùng nổ trong phiên cuối tuần.
Cùng với đó, thông tin FTSE Russell và Morgan Stanley đánh giá tích cực về nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam trong buổi làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong tuần, kết hợp với kỳ vọng hệ thống thống KRX vận hành đã củng cố thêm tâm lý cho nhà đầu tư.
SHS Research cho rằng, xét dưới góc nhìn ngắn hạn, sau phiên tăng điểm bùng nổ hôm nay VN-Index đã test hỗ trợ 1.250 điểm thành công và nền tích lũy đủ tốt để có thể vượt cản 1.300 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngưỡng 1.300 điểm là ngưỡng cản mạnh nên cũng có khả năng VN-Index tiếp tục lưỡng lự và có các nhịp rũ bỏ khi tiệm cận ngưỡng cản mạnh này. |
Thị trường chứng khoán tuần mới được dự báo sẽ khả quan hơn sau diễn biến khá tích cực của phiên cuối tuần. Xu thế tăng có thể sẽ được cũng cố khi VN-Index đã giữ được ngưỡng 1.250 thành công và tiến tới vùng 1.280 - 1.300 điểm trong tuần tới. Tuy nhiên, điều khiến đà tăng chưa thể chắc chắn đó là thanh khoản. Thanh khoản vẫn còn yếu và chưa ủng hộ mạnh mẽ cho đà tăng.
Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán quốc tế, thông tin về giá dầu, lạm phát và đặc biệt là căng thẳng địa chính trị xảy trong cuối tuần có thể cũng tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trong nước.
Theo nhận định của SHS Research, xét dưới góc nhìn ngắn hạn, sau phiên tăng điểm bùng nổ hôm nay VN-Index đã test hỗ trợ 1.250 điểm thành công và nền tích lũy đủ tốt để có thể vượt cản 1.300 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngưỡng 1.300 điểm là ngưỡng cản mạnh nên cũng có khả năng VN-Index tiếp tục lưỡng lự và có các nhịp rũ bỏ khi tiệm cận ngưỡng cản mạnh này như với đợt “test” hỗ trợ 1.250 điểm thành công vừa rồi.
SHS cho rằng, kênh tích lũy 1.250 điểm - 1.300 điểm là vững và tin cậy, rủi ro VN-Index quay đầu giảm xuống dưới hỗ trợ 1.250 điểm để bước vào nhịp giảm ngắn hạn là thấp.