Trong đó,ầnbộlọcchovốkết quả c 1 riêng nguồn vốn từ Hồng Kông đạt 5,3 tỷ USD. Những con số nêu trên được giới chuyên gia đánh giá là mức gia tăng đột biến. Bởi, tổng nguồn vốn đăng ký mới và góp vốn cổ phần của hai thị trường này trong cả năm 2017 mới chỉ đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 là 5,8 tỷ USD.
Vốn FDI từ các nền kinh tế chảy mạnh vào nước ta cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao chất lượng ngành sản xuất trong nước, qua đó có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là, Việt Nam đã qua thời chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá để chuyển sang giai đoạn có lựa chọn hơn với các dự án đầu tư. Điều này càng trở nên quan trọng khi đó lại là các nguồn vốn đến từ thị trường Trung Quốc mà thời gian qua đã có hiện tượng nhiều dự án chậm tiến độ, gây ô nhiễm môi trường lớn, chất lượng công trình chưa cao...
Thực tế hiện nay, Việt Nam đã có dự thảo về chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới theo hướng thu hút FDI có chọn lọc, nguồn vốn chất lượng và hiệu quả. Dù vậy, không ít chuyên gia vẫn tỏ ra khá quan ngại bởi với hệ thống pháp luật hiện tại, việc sàng lọc nguồn vốn FDI không hề dễ dàng. Ngay cả định nghĩa thế nào là công nghệ cao, thế nào là công nghệ nguồn, mức ưu tiên ra sao… ở nước ta cũng còn chưa thực sự rõ ràng. Điều này đã dẫn tới việc các địa phương chủ yếu nhận dự án dựa trên việc “nhìn” nhà đầu tư, số lượng vốn cam kết mà thiếu sự nhìn sâu về chất lượng dự án.
Để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế, thời gian tới, nhiều chuyên gia nhìn nhận, Việt Nam cần xây dựng “bộ lọc” tốt, có những tiêu chí thu hút nguồn vốn ngoại rõ ràng. Bên cạnh việc hướng tới lựa chọn dự án công nghệ sạch, công nghệ cao, tính liên kết, chuyển giao tốt, Việt Nam cũng cần có sự thống nhất về quy hoạch phát triển, trong đó lĩnh vực nào, vùng nào sẽ dành ưu tiên thu hút vốn FDI... Các dự án được cấp phép phải căn cứ vào những mục tiêu mà Việt Nam hướng đến.