【kết quả hạng 2 hà lan hôm nay】Nhiều dự án độc đáo, nhân văn được hình thành từ cuộc thi Startup Kite 2021
Thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp của học sinh,ềudựánđộcđáonhânvănđượchìnhthànhtừcuộkết quả hạng 2 hà lan hôm nay sinh viên
Năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên hợp quốc và sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”, với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thời đại 4.0” hướng đến các ý tưởng, dự án có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ số trong mọi lĩnh vực nhằm chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật bối cảnh dịch Covid-19 và trạng thái bình thường mới.
Thuyết trình Dự án xe lăn thông minh dành cho người khuyết tật của Trường Cao đẳng nghề công nghệ (Bộ LĐTBXH). |
Chương trình nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên ngay từ trong nhà trường và bồi dưỡng tính chủ động, sáng tạo trong khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển con người được xem là thước đo để phát triển kinh tế. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chiến lược, đảm bảo sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế Việt Nam. Một trong những chính sách trọng tâm của Chính phủ trong thời gian qua là kiến tạo môi trường khởi nghiệp lành mạnh để các cá nhân, doanh nghiệp phát triển và đây cũng là xu thế chung của các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh ấy, cuộc thi Startup Kite đã trở thành một sân chơi chung về sáng tạo khởi nghiệp và thành công với mục tiêu thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, khởi nghiệp, thúc đẩy các bạn trẻ tin tưởng lựa chọn giáo dục nghề nghiệp; góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước với yêu cầu về kỹ năng nghề cao, có khả năng thích ứng với sự thay đổi của khoa học công nghệ, của việc làm.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cũng kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục gắn kết với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là quan tâm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; qua đó góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.
Nhiều dự án khởi nghiệp đời sống, nhân văn
Sau 5 tháng tổ chức, đua tài, chiều ngày 26/11, 67 ý tưởng, dự án cùng tranh tài tại vòng thi chung kết cuộc thi. Những dự án lọt vào vòng chung kết đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, du lịch, cơ khí – công nghệ ứng dụng, kinh doanh thương mại, chế biến thực phẩm…
Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng, vượt qua rào cản khó khăn của dịch bệnh Covid-19 ngay ở những tháng đầu của năm 2021, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã buộc phải cách ly, giãn cách, thầy cô và học sinh, sinh viên của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải dừng việc dạy và học bình thường để tăng cường hỗ trợ chống dịch tại các địa phương như Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Tuy nhiên, cuộc thi vẫn thu hút 59 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 33 tỉnh, thành phố tham gia dự thi.
Với dự án “Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình”, đội Startup Kite của trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang gây nhiều chú ý, khi phát huy nghề truyền thống dệt thổ cẩm của bà con dân tộc thiểu số.
“Tham gia Startup Kite chúng em mong muốn dự án Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình được nhiều người biết đến, quan tâm đầu tư để từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế cho địa phương” - Chẩu Thị Mai, sinh viên trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Tuyên Quang kỳ vọng.
Ngoài ý tưởng trên, vòng chung kết còn ghi nhận các ý tưởng rất nhân văn như ý tưởng “Sports for all” của nhóm sinh viên Cao đẳng Thương mại và du lịch Hà Nội nhằm kết hợp nhiều môn thể thao như Snookball, Footbowl để rèn luyện tư duy, nâng cao thể chất không chỉ cho trẻ em mà cả với người cao tuổi, người khuyết tật.
Bà Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, chia sẻ: Làn sóng dịch bệnh Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng đến người cao tuổi và những đối tượng yếu thế. Để đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau” thì đây là những đối tượng cần ưu tiên trong cuộc chiến vượt qua dịch bệnh. Do đó, những ý tưởng, dự án của các bạn học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi Startup Kite sẽ góp phần vào việc chăm sóc và hỗ trợ người cao tuổi, các đối tượng yếu thế.
“Khoa học và công nghệ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết, liên thế hệ giữa người cao tuổi và UNFPA kêu gọi các doanh nhân tiếp tục hỗ trợ lớp người trẻ, không chỉ thông qua tài trợ thực hiện những ý tưởng đột phá của các em, mà còn thông qua việc đào tạo và giám sát để hỗ trợ các em rèn luyện kỹ năng, bổ sung kiến thức và trau dồi kinh nghiệm về lập kế hoạch, phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh” – bà Kitahara cho biết.
Kết thúc cuộc thi, ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 29 giải Khuyến khích và 1 giải Đội Startup được yêu thích nhất từ bình chọn qua fanpage facebook của cuộc thi.
Một số dự án đoạt giải tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp”- Startup Kite 2021: 1 giải Nhất: Trường Cao đẳng Việt - Đức Nghệ An với dự án “Gậy thông minh”. 2 giải Nhì, gồm: Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh với dự án “Tích hợp đèn UVC vào trong máy lạnh để diệt virus và vi khuẩn”; Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang với dự án “Thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình”. 3 giải Ba, gồm: Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt với dự án “Thiết bị thông minh hỗ trợ bệnh nhân bị hạn chế khả năng hoạt động/giao tiếp”; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ với dự án “Giường thông minh phục vụ người già và người khuyết tật”; Trường Cao đẳng Cần Thơ với dự án “Quản lý ao nuôi tôm thông minh, bảo vệ môi trường sinh thái”. |