World Cup

【kết quả giải vô địch quốc gia bỉ】Quản lý nước thải ở dự án Formosa: Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh ở đâu?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Quang cảnh buổi tọa đàm.Kiểm soát chưa chặt chẽTại tọa đàm "Chất thải công nghiệp: Hạn chế tron kết quả giải vô địch quốc gia bỉ

td

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Kiểm soát chưa chặt chẽ

Tại tọa đàm "Chất thải công nghiệp: Hạn chế trong quản lý và khuyến nghị chính sách" do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) tổ chức ngày 10/5 tại Hà Nội,ảnlýnướcthảiởdựánFormosaSởTNampMTtỉnhHàTĩnhởđâkết quả giải vô địch quốc gia bỉ nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Hùng Võ cho rằng, quản lý chất thải công nghiệp đang có vấn đề. GS Võ dẫn ra câu chuyện môi trường ở dự án Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Kế hoạch ban đầu nước thải dự án Formosa sẽ xả ra sông Quyền, nhưng khi đi vào vận hành lại đổ ra biển. "Vậy Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh ở đâu trong quá trình xây dựng dự án?".

Theo ông Võ, một dự án có quy mô lớn như Formosa mà cơ quan quản lý môi trường ở Hà Tĩnh lại không giám sát thường xuyên, không kết nối giữa trung ương và địa phương để nắm tình hình. Hay nói cách khác Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh chưa làm hết trách nhiệm trong quản lý.

Ông Võ cho rằng tuy chưa có kết luận chính thức nguyên nhân cá chết hàng loạt nhưng dư luận có quyền đặt nghi vấn Formosa. Bởi công nghiệp thép, nhiệt điện để ven biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước biển.

“Việc xả thải cắm thẳng ra biển có được giám sát hay không giám sát trong quá trình xây dựng, cái đó Sở TN&MT Hà Tĩnh phải nắm được. Tuy nhiên trên thực tế lại có sự khác với giải pháp nêu ra trong đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Rõ ràng câu chuyện kiểm soát ở đây còn thiếu sót. Chuyện chấp nhận đường ống xả thải ra sông Quyền và đường ống xả thải ra biển là hai tư duy hoàn toàn khác nhau. Xả ra biển nguy hiểm hơn xả thải ra sông Quyền. Xả thải trực tiếp ra biển là nguy hiểm hơn bởi hậu quả sẽ không dừng được nếu có sai lầm”, GS Võ phân tích.

“Bây giờ chúng ta mới yêu cầu kết nối nguồn xả thải ra với hệ thống quan trắc môi trường của Hà Tĩnh, còn trước đây họ xả thải ra cái gì chúng ta không biết. Tất cả mọi chuyện chúng ta không hề hay biết. Chắc chắn câu chuyện kiểm tra, giám sát, thanh tra đặt ra trong hệ thống pháp luật khá chu đáo nhưng thực hiện trong thực tế qua vụ việc Formosa đã cho thấy rằng rất rời rạc, gần như không có kết nối giữa trung ương với địa phương, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm không kết nối với nhau", GS Võ nói.

“Chúng ta đã quy hoạch khoảng 60 khu kinh tế ven biển và cửa khẩu. Các khu kinh tế mới thiên về yếu tố phát triển kinh tế chứ chưa đề cập tới vấn đề môi trường. Đặc biệt việc phát triển các nhà máy lọc dầu hiện nay đều nằm ở khu kinh tế ven biển. Xả thải ở nhà máy lọc dầu chắc chắn cực kỳ lớn, nguy hiểm”, ông Võ phân tích.

GS Võ cho biết thêm, việc cá, rạn san hô chết cho thấy hệ sinh thái biển của miền Trung hiện bị ảnh hưởng khá nặng nề, các chuyên gia nước ngoài cho rằng hơn 50 năm nữa mới có thể phục hồi được môi trường nếu như không tiếp tục xả thải.

Ý thức của doanh nghiệp chưa cao

Từ thực tế trên, GS. Đặng Hùng Võ kiến nghị cơ quan chức năng phải tiến hành rà soát để không thể có cơ hội xảy ra ô nhiễm môi trường như vừa qua nữa. Hệ thống kiểm soát, thanh tra, kiểm tra phải kết nối thành một hệ thống thì mới có mặt bằng giám sát toàn bộ.

Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho rằng: “Doanh nghiệp đầu tư vận hành hệ thống xử lý chất thải rất tốn kém, không phải công ty nào cũng làm được. Hơn nữa, năng lực quản lý của cơ quan nhà nước cũng cần xem lại”.

TS. Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) cho rằng: “Chúng ta đã qua giai đoạn mời gọi đầu tư bằng mọi giá, vì vậy khi phát triển kinh tế đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó chúng ta cần thường xuyên xem xét thay đổi quy chuẩn khi yêu cầu, năng lực kỹ thuật cao lên. Hiện nay có nhiều kim loại nặng nhưng chúng ta lại không biết quy chuẩn ở đâu. Bên cạnh đó, việc làm quan trọng nhất là nghiên cứu sức chịu tải của từng khu vực".

Ông Loãn cho biết thêm, việc kiểm soát ô nhiễm, luật pháp của ta quy định nhiều nhằm đảm bảo quản lý nguồn thải, tuy nhiên quy định và năng lực quản lý cơ quan nhà nước lại chưa đáp ứng được. Hơn nữa, việc xả trộm của các DN còn nhiều, có DN đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng không đưa vào sử dụng, nên khó kiểm soát. Chắc chắn rằng, số lượng bị phát hiện thấp hơn thực tế rất nhiều.

Theo TS. Trần Hiếu Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Công nghệ môi trường: “Vụ Formosa là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đó là vì chúng ta tham về kinh tế quá, nóng vội lợi nhuận kinh tế quá mà giờ mắc bẫy". Ông Nhuệ cho rằng ý thức của chủ đầu tư các dự án có vai trò rất lớn, bởi cơ quan quản lý khó có đủ thời gian, nhân lực, phương tiện để kiểm soát./.

Hồng Quyên

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap