您现在的位置是:88Point > La liga

【kq bóng đá tối qua】Mối quan hệ trách nhiệm tập thể và người đứng đầu với cấp ủy cùng cấp

88Point2025-01-25 14:53:28【La liga】0人已围观

简介(Tiếp theo kỳ trước)*NGUYỄN HỒNG TRÀỦy viên Ba kq bóng đá tối qua

(Tiếp theo kỳ trước)

*NGUYỄN HỒNG TRÀ
Ủy viên Ban Thường vụ,ốiquanhệtraacutechnhiệmtậpthểvagravengườiđứngđầuvớicấpủycugravengcấkq bóng đá tối qua Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Phước

BPO - Mối quan hệ giữa cấp ủy cùng cấp và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương (gọi chung là chính quyền) là mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và cá nhân người đứng đầu; giữa tập trung và dân chủ; giữa tập trung và phân cấp, phân quyền; giữa lãnh đạo và quản lý; giữa tập thể và cá nhân. Do mỗi cấp, mỗi loại hình cơ quan, đơn vị, địa phương có đặc thù riêng nên mối quan hệ giữa lãnh đạo tập thể và trách nhiệm người đứng đầu trong quan hệ công tác khác nhau về cấp độ. Trong mọi hoàn cảnh, đây là mối quan hệ thống nhất biện chứng, hài hòa vì mục đích phát triển chung của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, trách nhiệm tập thể, người đứng đầu, mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu còn nhiều bất cập; nhiều đối tượng chưa nắm chắc, đầy đủ, rõ ràng nên khi thực hiện còn nhiều bất cập, không rõ trách nhiệm cá nhân, không khuyến khích người đứng đầu nhiệt tình, tâm huyết hoặc tạo kẽ hở cho việc lạm dụng quyền lực... Ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn xảy ra tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cá nhân, đổ lỗi cho tập thể, vẫn còn có tình trạng độc đoán, gia trưởng, lạm dụng quyền hạn, lợi dụng ý chí của tập thể để hợp thức hóa ý chí của một người hoặc một nhóm người, làm cho những quyết định về cán bộ và công tác cán bộ thiếu công tâm, khách quan, thậm chí bị sai lệch và dễ dẫn đến lựa chọn cán bộ không chính xác, không phù hợp với yêu cầu.

Trên thực tế, mối quan hệ người đứng đầu chính quyền với cấp ủy cùng cấp chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữa người đứng đầu chính quyền với bí thư cấp ủy hoặc mối quan hệ giữa người đứng đầu chính quyền với ban cán sự đảng, thường trực cấp ủy cùng cấp. Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; các chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh ủy bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, đơn vị được chấn chỉnh; tích cực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu được đề cao.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Thông báo số 223-TB/TW, ngày 24-2-2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền địa phương cùng cấp, tỉnh đã thực hiện thí điểm bố trí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND huyện đối với 2/11 huyện, thị xã (thị xã Phước Long và huyện Lộc Ninh). Mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND cấp xã thực hiện ở 44/111 đơn vị. Mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã thực hiện ở 27/111 đơn vị. Mô hình bí thư kiêm trưởng thôn, ấp, khu phố thực hiện ở 287/861 thôn, ấp, khu phố.

Nhìn chung mối quan hệ giữa người đứng đầu chính quyền và cấp ủy cùng cấp trong trường hợp người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền đối với các cơ quan trực thuộc UBND được đánh giá hiệu quả. Mô hình này cũng được đánh giá khá tốt ở một số xã, phường, thị trấn khi người đứng đầu có tâm, có tài, có trách nhiệm. Mọi việc được giải quyết rất nhanh chóng, ít phát sinh tiêu cực, cơ quan, đơn vị, địa phương phát triển mạnh. Ngược lại, nếu người đứng đầu không tôn trọng nguyên tắc tổ chức, chuyên quyền, độc đoán sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền lực, thao túng tổ chức vì lợi ích và địa vị cá nhân. Quyền lực không bị kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ nảy sinh tiêu cực, biến quyền lực của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức thành quyền lực của cá nhân và tự cho mình quyền ban phát quyền lực đó cho người khác, từ đó làm biến dạng và suy yếu vai trò lãnh đạo, đặt cơ quan, đơn vị, địa phương vào tình thế mất dân chủ, không an toàn.

Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, toàn tỉnh đã thực hiện mô hình người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền, thì người đứng đầu “kép” này nắm trong tay quyền lực rất lớn. Mặc dù đây là mô hình không mới nhưng đã mang lại rất nhiều hiệu quả, thế nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập, hạn chế. Nếu là người có tâm, có tài, đầy đủ ý thức trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, tự giác tôn trọng nguyên tắc tổ chức, có văn hóa lãnh đạo thì tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy trong đơn vị, địa phương luôn bảo đảm thông suốt, kịp thời.


Bảo đảm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách. Để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo với vai trò vừa là người đứng đầu cấp ủy vừa là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đảng bộ các cấp cần tập trung lãnh đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Phân định rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu “kép” và trách nhiệm tập thể, cơ quan, đơn vị với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Nếu không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, giữa tập trung và phân cấp, phân quyền, không “tự soi”, “tự sửa”, tự rèn luyện và phát huy tính nêu gương thì dễ dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc” coi nhẹ trách nhiệm của tập thể chính quyền, hoặc dựa dẫm vào trách nhiệm tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân phụ trách tập thể. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo, là phải quyết tâm tổ chức thực hiện việc tập thể đã bàn, đã quyết. Cá nhân phụ trách phải có tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm khi cần thiết và phải chịu trách nhiệm người đứng đầu như vậy mới thực sự đem lại hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cơ quan, đơn vị, địa phương.

Phải quy định rõ mối quan hệ giữa cấp ủy và người đứng đầu chính quyền trong các văn bản cụ thể, các quy định liên quan đến nguyên tắc, cơ chế tổ chức và hoạt động bộ máy lãnh đạo của Đảng, bộ máy quản lý của các cơ quan, đơn vị, địa phương và chính quyền các cấp. Cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn nào thuộc về cấp ủy; nhiệm vụ, quyền hạn nào thuộc về người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và đặc thù ngành, lĩnh vực để tránh trường hợp chồng chéo, mâu thuẫn trong giải quyết công việc.

Thực tế thời gian qua, do những cách hiểu khác nhau về nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy nên vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều bí thư cấp ủy can thiệp quá sâu vào công tác chuyên môn, làm cho vai trò của người đứng đầu chính quyền trở nên thụ động, thiếu quyết đoán và dẫn đến mâu thuẫn. Do đó cần xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm của cấp ủy cũng như cá nhân người đứng đầu chính quyền, quy trình hóa các hoạt động công tác, bảo đảm có sự thống nhất trên cơ sở phân định rõ ràng trách nhiệm trong từng công việc cụ thể.


Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị… để nâng cao phẩm chất, năng lực của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để tạo ra một đội ngũ cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, có kỹ năng lãnh đạo quản lý, chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và đặc biệt là có tinh thần, trách nhiệm cao trong công tác, biết nhìn nhận đâu là quyền hạn, đâu là trách nhiệm của mình và cần có sự phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan như thế nào?… Để thực hiện được giải pháp này, cần làm tốt hơn công tác cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá, bố trí cán bộ để bộ máy cấp ủy cũng như bộ máy chính quyền có những cán bộ thực sự có tài và có đức.

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải mạnh dạn trao quyền lực nhiều hơn cho người đứng đầu để tránh trường hợp “dựa vào tập thể” và phụ thuộc cấp ủy; hay nói cách khác trách nhiệm của người đứng đầu phải gắn liền với quyền lãnh đạo, quản lý mới có thể thực hiện tốt các công việc được phân công và phải bảo đảm nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, tránh vấn đề “cá nhân phụ trách” chỉ xuất hiện khi có những thành tích và được khen thưởng, còn khi gặp những vấn đề rủi ro, hạn chế thì đổ lỗi do “tập thể lãnh đạo”, như vậy mới nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước hiện nay.

(còn nữa)

很赞哦!(3799)