【kèo mc vs】“Đòn bẩy” phát triển kinh tế tập thể

Đổi mới hoạt động để các tổ hợp tác (THT),Đnbẩyphttriểnkinhtếtậpthểkèo mc vs hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX sản xuất, kinh doanh hiệu quả, qua đó tạo “đòn bẩy” phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Nhiều thành viên HTX trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh khi tham gia liên kết sản xuất được cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định.

Những chuyển biến tích cực

Tạo đòn bẩy phát triển KTTT là một trong những mục tiêu quan trọng của chính quyền các cấp trong giai đoạn hiện nay. Nhờ những đổi mới về chính sách, cũng như các biện pháp thúc đẩy sự hợp tác, liên kết và chia sẻ lợi ích giữa các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan nên KTTT trên địa bàn tỉnh đã và đang có những chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 269 HTX đang hoạt động, với 8.449 thành viên, đạt 105,62% kế hoạch. Vốn hoạt động trên 511,939 tỉ đồng. Doanh thu bình quân hàng năm của các HTX ước đạt 2 tỉ đồng/HTX, lãi bình quân 440 triệu đồng/HTX. Nhìn chung, các HTX phát triển khá đa dạng, phong phú với nhiều loại hình ngành nghề khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cây ăn quả, đan đát… Các HTX có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, từ đó góp phần vào việc cung ứng hàng hóa tiêu dùng nhằm ổn định giá cả thị trường, đóng góp tích cực vào tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững…

Nhờ việc đổi mới hoạt động, các HTX đã chứng minh được thế mạnh, trở thành một chủ thể kinh tế vững chắc tại địa phương. Anh Trần Trung Kiên, Giám đốc HTX Phước Lộc, ở ấp Trường Hiệp A, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, cho biết: “HTX đã kết nối với 314 nông dân với tổng diện tích sản xuất lúa hơn 2.600ha, sản lượng hàng năm thu được là 7.000 tấn/năm. HTX đã liên kết thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị với diện tích 200ha và kết nối với Công ty Sao Mới, ở thành phố Cần Thơ và Công ty Chơn Chín, ở tỉnh Đồng Tháp, đảm bảo thu mua đúng giá thị trường và đúng thời gian theo hợp đồng, nhanh gọn lẹ tránh gây thất thoát sau thu hoạch, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, từ đó tạo niềm tin cho người nông dân liên kết lâu dài với doanh nghiệp”.

Quyết tâm trong năm mới

Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh, trong năm vừa qua KTTT, HTX trên địa bàn tỉnh từng bước phát triển ổn định, trong đó hiệu quả hoạt động của HTX tăng lên khi nhân rộng được nhiều mô hình HTX điển hình, giúp kinh tế hộ phát triển, góp phần hình thành chuỗi liên kết sản xuất đến chế biến; tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho thành viên và người lao động tại địa phương.

Trong năm 2024, với mục tiêu là phát triển mới 16 HTX, nâng tổng số HTX là 278 HTX với số thành viên phát triển mới là 338 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 8.646 thành viên; số lao động thường xuyên mới là 588 lao động, nâng tổng số lao động lên 13.413 người, thu nhập bình quân ước đạt 68 triệu đồng/người/năm.

Để thực hiện mục tiêu này, cần có những chính sách và biện pháp thúc đẩy sự hợp tác, liên kết và chia sẻ lợi ích giữa các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các cơ quan, chính quyền các cấp. Một số giải pháp giúp phát triển KTTT như xây dựng hệ thống thông tin, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp; tạo ra các cơ chế khuyến khích và ưu đãi cho các hoạt động liên doanh, liên hiệp; phát triển các mạng lưới hợp tác kinh tế vùng, quốc gia và quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp; tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong việc đại diện, bảo vệ và phát triển lợi ích của các thành viên; củng cố sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, điều tiết và giám sát KTTT. Bằng cách này, KTTT sẽ trở thành một động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững, toàn diện và hài hòa của địa phương.

Ông Vu Sủi, Giám đốc HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Để giúp người trồng khóm Cầu Đúc nơi đây an tâm sản xuất và có nguồn thu nhập cao, thời gian qua, HTX đã xây dựng tốt mối liên kết giữa nông dân trồng khóm với HTX và doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Cụ thể, HTX sẽ liên kết bao tiêu và thu mua khóm cho bà con, những hộ áp dụng mô hình sản xuất khóm theo tiêu chuẩn VietGAP thì giá bán tăng gấp đôi so với hộ ngoài mô hình”.

Liên minh HTX tỉnh cũng đề xuất các cấp chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai chính sách phát triển KTTT, HTX ở địa phương để kịp thời sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng điều hành KTTT, HTX; cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh tạo sân chơi thuận lợi, công bằng, cạnh tranh lành mạnh để HTX phát triển, thúc đẩy chính quyền địa phương trong việc cải cách hành chính, đưa nghị quyết, chính sách vào cuộc sống để HTX phát triển. Qua đó, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào thực tiễn cuộc sống và phát triển KTTT trong kỷ nguyên số hiện nay.

Bài, ảnh: MAI THANH