XEM VIDEO (Nguồn video: Truyền hình Quốc hội)
Sáng 20/11,ÔngNguyễnHòaBìnhtrảlờicâuhỏivụVũnhômvàcựuChủtịchĐàNẵsoi kèo u20 mỹ Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
ĐB Nguyễn Thị Kim Thuý(Đà Nẵng) cho biết, bà liên tục nhận được nhiều đơn thư của cử tri về hai vụ án liên quan đến đất đai xảy ra tại TP Đà Nẵng trong các năm 2010 và 2011.
Vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") và các bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trị giá thiệt hại của tài sản được xác định tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội là năm 2010 và năm 2011.
Vụ án Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) và các bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về sử dụng, quản lý tài sản của Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Trị giá tài sản thiệt hại tại thời điểm khởi tố năm 2018.
Nữ đại biểu TP Đà Nẵng nhận định, 2 vụ án đều được TAND TP Hà Nội và TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử, đều liên quan đến 3 tài sản Nhà nước tại TP Đà Nẵng nhưng lại không thống nhất trong cách xác định trị giá thiệt hại của tài sản.
"Một vụ thì trị giá thiệt hại xác định tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, còn một vụ thì trị giá thiệt hại xác định tại thời điểm khởi tố vụ án, trong khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành quyết định Giám đốc thẩm số 14 là xác định thiệt hại phải được tính từ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội", bà Thuý phân tích.
Bà cũng nêu tại phiên họp ngày 20/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trả lời chất vấn, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tái khẳng định: “Theo quy định của Luật hiện hành cũng như nguyên tắc khoa học pháp lý, hậu quả của các vụ án được xác định tại thời điểm phạm tội. Tất cả tình tiết khách quan, động cơ, mục đích, hành vi và ngay cả thủ đoạn cũng phải được tính ở cùng thời điểm. Nếu tính hậu quả hành vi vi phạm ở thời điểm khác thì không đảm bảo tính khoa học”.
Khi đó bà đã tranh luận lại về tình trạng áp dụng pháp luật thiếu thống nhất và minh chứng bằng những bản án cụ thể. Chánh án trả lời: “Do không có bản án trong tay nên chưa thể trả lời đại biểu ngay, nhưng sẽ kiểm tra cụ thể để trả lời. Tuy nhiên, sau khi ban hành nghị quyết hướng dẫn thì chúng tôi đều xác định thời điểm tính giá trị thiệt hại là tại thời điểm phạm tội”.
Nhưng sau phiên họp, trong thư trả lời chất vấn ngày 29/3, Chánh án cho rằng những vụ án này xét xử đúng pháp luật, được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.
Theo ĐB Kim Thuý, ý kiến này không thuyết phục: "Cùng tài sản ấy, cùng tòa án ấy nhưng mỗi vụ án lại tùy nghi xác định thiệt hại tại một thời điểm khác nhau là trái với khoa học pháp lý và luật hiện hành".
Bà đề nghị Chánh án TAND Tối cao trả lời vì sao tòa án lại áp dụng không thống nhất việc xác định trị giá tài sản thiệt hại đối với 3 tài sản nhà nước ở 2 vụ án. Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao cần làm gì để bảo đảm sự thống nhất, công bằng, khách quan trong việc xét xử 2 vụ án, tạo niềm tin cho cử tri về sự công minh của pháp luật.
Xem xét lại một vụ án phải theo trình tự của luật định
Giải trình sau đó, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bìnhcho biết cơ sở khoa học để xác định một hành vi phạm tội đã từng được giải trình trước Quốc hội.
Theo Chánh án, cần phải xác định ở thời điểm phạm tội vì tất cả yếu tố cấu thành phạm tội đều phải được xác định ở một thời điểm - đó là thời điểm sự kiện phạm tội xảy ra.
“Không thể có việc các hành vi động cơ, mục đích, thủ đoạn xác định ở thời điểm sự kiện phạm tội xảy ra, còn riêng hậu quả thì để vài ba năm sau khi khởi tố mới xác định, điều đó là không công bằng”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.
Ông nêu rõ, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội phải do chính hành vi đó gây ra chứ không phải do các yếu tố bên ngoài.
"Việc một lô đất tăng giá ở năm này ví dụ 100 tỷ, sang năm lên 200 tỷ, sang năm nữa lên 300 tỷ. Đó là do thị trường, chứ không phải do hành vi phạm tội gây ra. Nếu chúng ta xác định giá trị đất như thế thì trong thực tế sẽ có những bất cập khác", Chánh án lý giải.
Ông cũng lấy ví dụ với những vụ như buôn lậu, trộm cắp máy tính thì tài sản máy tính sẽ giảm giá trị theo thời gian.
Theo ông, nếu xác định tại thời điểm phát hiện thì một loại tội sẽ tăng, một loại tội sẽ giảm, như vậy là không hợp lý.
Về hành lang pháp lý, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao đã có nghị quyết theo yêu cầu Quốc hội, hướng dẫn xác định hậu quả tại thời điểm xảy ra hành vi phạm tội, không phải theo thời điểm phát hiện. Bởi có vụ án có thể nhiều năm sau mới phát hiện.
Những vụ án xảy ra trước khi có nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mà trái với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, không đúng thì sẽ phải xem xét lại.
Đối với ý kiến ĐB Kim Thuý, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết việc xem xét lại một vụ án phải theo trình tự của luật định. Ông đề nghị ĐB căn cứ vào quy định của luật chứ không thể căn cứ ý kiến của ai đó để xem xét lại vụ án vì không đúng trình tự tố tụng.