Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện Cải cách thuế đối với đồ uống có cồn cần tiệm cận thông lệ quốc tế,íchứngvớităngthuếdoanhnghiệpđồuốngcầnđổimớicảitiếnquytrìket qua bdn phù hợp thực tiễn Chính phủ thống nhất nội dung đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) |
Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp". |
Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Bộ Tài chính soạn thảo đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của nhiều doanh nghiệp, chuyên gia. Mục tiêu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn tại Việt Nam được đánh giá là khá tương đồng với mục tiêu cơ bản tại các quốc gia trên thế giới, trong đó mục tiêu cơ bản nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, điều tiết lượng sử dụng và hạn chế tình trạng lạm dụng rượu, bia. Đồng thời các chính sách cũng nhấn mạnh đến mục tiêu về đảm bảo bền vững nguồn thu ngân sách nhà nước.
Hội thảo “Sửa thuế để thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp” do Báo Đầu tư tổ chức vào ngày 14/8/2024 thông tin: năm 2023, ngành bia, rượu, nước giải khát ước tính đóng góp khoảng 60.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,4% số thu ngân sách nhà nước.
Vì thế, khi xây dựng dự thảo Luật, nhiều ý kiến đã đặt ra lo ngại về ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho hay, dự thảo mới nhất đang trình Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của công luận khi chưa áp dụng ngay cách tính thuế theo phương pháp hỗn hợp, phương pháp tuyệt đối. Bởi nếu áp dụng thì có thể gây cú sốc và thiệt hại cho doanh nghiệp và cho chính người tiêu dùng, khi đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập trung bình, chưa tiêu thụ đến phân khúc đồ uống giá thành cao. Nên theo ông Phụng, việc tính thuế theo phương pháp tương đối, tính theo tỷ lệ phần trăm là hợp lý.
Về mức độ tăng thuế, theo các chuyên gia, việc này cần dựa trên các cơ sở nghiên cứu khoa học và các mô hình kinh tế toàn diện. Hơn nữa, các doanh nghiệp đề nghị Ban soạn thảo nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, hiệp hội để giúp đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai chính sách thuế trong thời gian tới.
Bà Lê Minh Trang, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu bán lẻ của NIELSENIQ (NIQ) cho hay, với tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, theo dữ liệu dài hạn thì nhóm các mặt hàng thuộc phân khúc tiết kiệm có thể vẫn giữ được vị thế, đóng góp khoảng 55-60% sản lượng của ngành hàng đồ uống. Bà Trang nhận định, điều này sẽ mang lại tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm ở phân khúc tương ứng.
Theo báo cáo về người tiêu dùng năm 2024 của NielsenIQ, sức khỏe là một trong ba mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam, nên nhóm các sản phẩm bia có nồng độ cồn thấp đang được người tiêu dùng đón nhận, với việc gia tăng gần 35% sản lượng trong 12 tháng gần đây so với cùng kỳ năm trước. |
Giải thích thêm về chính sách thuế từ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Văn Phụng nhận định, các chính sách thuế được thực thi nhằm đảm bảo có nguồn cho chi tiêu ngân sách, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh xã hội. Vì thế, mục đích của việc tăng thuế tiêu thụ không chỉ để bảo đảm sức khoẻ người tiêu dùng mà còn thực hiện nghị quyết Quốc hội về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo các mục tiêu phát triển xanh, sạch, bảo đảm sức khoẻ người dân ổn định lâu dài.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này lưu ý, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần có các chiến dịch truyền thông để người tiêu dùng chấp nhận mức giá, cũng như phải tác động đến nhà sản xuất để cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới công thức, giảm chất độc hại. Theo ông Phụng, các doanh nghiệp hiện nay quá quan tâm đến quảng bá mà lại không cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cũng nhấn mạnh, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán rượu bia. Nên cùng với yếu tố tăng thuế thì cần triển khai nhiều giải pháp để hạn chế việc sử dụng đồ uống có cồn của người tiêu dùng. Việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã làm giảm hẳn số lượng người điều hành phương tiện giao thông uống rượu bia là một minh chứng.
Hơn nữa, để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất đồ uống trong nước, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh rượu tự nấu cũng phải được quản lý chặt chẽ từ cấp đăng ký kinh doanh đến các hoạt động nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…