Nhiều kết quả chuyển động tích cực
Cuộc khảo sát mức độ hài lòng của DN đối với việc thực hiện thủ tục hành chính trong hoạt động XNK năm 2018 là tập hợp tiếng nói của các DN biểu dương về các chuyển đổi tích cực cũng như nêu ra các khó khăn,ảicáchcủangànhHảiquanđangđiđúnghướsố liệu thống kê về man utd gặp brighton vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục XNK, đồng thời kiến nghị các cấp thẩm quyền tháo gỡ. Hơn 3.000 DN tham gia cuộc khảo sát, trong đó có 46% từ khu vực DN tư nhân trong nước, 33% thuộc DN có vốn đầu tư nước ngoài và 17% từ các DN nhà nước. 45% DN trả lời hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và XNK, 36% là các DN kinh doanh XNK; tỉ lệ các DN dịch vụ logistics và đại lý làm thủ tục hải quan lần lượt là 2% và 1%. Đây được cho là cuộc khảo sát quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Nhìn vào kết quả khảo sát DN năm 2018 cho thấy mức độ hài lòng của cộng đồng DN đối với ngành Hải quan cải thiện ở hầu hết các nội dung. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng những năm qua ngành Hải quan là cơ quan tiên phong cải cách thủ tục hành chính.
Từ kết quả khảo sát có thể thấy một số điểm đáng chú ý như: Về chất lượng thông tin khi DN tiếp cận thông tin thủ tục hành chính hải quan, 91% DN tham gia trả lời đánh giá thông tin cơ quan Hải quan cung cấp là thống nhất, 90% DN đánh giá thông tin thủ tục hành chính (TTHC) sẵn có dễ tìm. So với số liệu năm 2015, 2 tỷ lệ này lần lượt là 77% và 81%.
Với việc thực hiện các TTHC hải quan, kết quả khảo sát DN năm 2018 cho thấy tỷ lệ DN gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục (% khó và rất khó) giảm đáng kể so với năm 2015. Điển hình như thủ tục Kiểm tra hồ sơ và Kiểm tra thực tế hàng hóa trong thủ tục thông quan, tỷ lệ này là 6% (năm 2015: 11%) và 14% (năm 2015:21%). Tỷ lệ DN đánh giá gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế là 23% so với năm 2015 là 31%.
Về sự phục vụ của công chức hải quan, kết quả khảo sát về chỉ số mức độ am hiểu chuyên môn nghiệp vụ cho thấy DN đánh giá cao sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ của công chức Hải quan ở tất cả các thủ tục, ví dụ như: Thủ tục thông quan, khâu Kiểm tra hồ sơ có tới 70% DN đánh giá khá và tốt trong khi tỷ lệ này năm 2015 là 60%; Thủ tục quản lý thuế, khâu Hoàn thuế không thu thuế có tới 54% DN đánh giá khá tốt so với tỷ lệ này năm 2015 là 44%.
Tương tự kỹ năng giải quyết công việc cũng được đánh giá cao so với năm 2015. Có tới 62% DN đánh giá khá và tốt cho kỹ năng giải quyết công việc của công chức Hải quan ở cả Thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa và Thủ tục nộp thuế so với năm 2015 lần lượt là 54%, 49%.
Bên cạnh đó, khảo sát năm 2018 cũng dành phần khảo sát chi phí ngoài quy định trong quá trình thực hiện thủ tục XNK, kết quả các chỉ số liên quan đến chi phí ngoài quy định có sự cải thiện vượt bậc.
Dù vậy, kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN mong muốn ngành Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tiếp tục đơn giản hóa TTHC, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong lĩnh vực quản lý, kiểm tra chuyên ngành DN đề nghị các quy định cần được sửa đổi trước hết về thủ tục công bố hợp quy/công bố sản phẩm; danh mục hàng hóa nhóm hai quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; vấn đề kiểm tra hiệu suất năng lượng đối với máy móc thiết bị; vấn đề kiểm dịch…
Tiếp tục tạo nên bước tiến mới
Báo cáo mức độ hài lòng của DN phản ánh những nỗ lực cải cách không ngừng của ngành Hải quan trong những năm qua. Nói về kết quả khảo sát DN, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho rằng, ngành Hải quan coi đây là những đánh giá nghiêm túc của cộng đồng DN đối với việc thực hiện thủ tục hành chính XNK nói chung và với ngành Hải quan nói riêng. Đây là cơ sở để ngành Hải quan nghiêm túc, xem xét rà soát lại quy định.
Cụ thể về kế hoạch triển khai trong thời gian tới, Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) Kim Long Biên cho biết, cơ quan Hải quan dự kiến sẽ khảo sát sâu hơn theo hướng khảo sát theo chuyên đề; khảo sát mức độ hài lòng về thủ tục hành chính hải quan tại từng cục hải quan tỉnh, thành phố, xếp hạng các chi cục trong một cục.
Để kết quả khảo sát chính xác và hiệu quả hơn, ông Kim Long Biên đề nghị cộng đồng doanh nghiệp khi nêu vướng mắc tại cuộc khảo sát cần chi tiết, cụ thể, để từ đó cơ quan Hải quan có thể hiểu rõ và xử lý vướng mắc chính xác hơn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động cải cách hiện đại hóa, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu cũng như nhiệm vụ trọng tâm và các mục đích chiến lược tại Kế hoạch cải cách hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2016-2020.
Các giải pháp cụ thể tập trung vào cải cách thể chế và quy trình thủ tục đảm bảo hành lang pháp lý cho việc triển khai các hiệp định tự do thế hệ mới (như CPTTP, EVFTA...), triển khai Chính phủ điện tử trong ngành Hải quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành theo hướng, nghiên cứu hoàn thiện các hệ thống công nghệ thông tin trên nguyên tắc các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động điều hành, quản lý được thực hiện trên hệ thống trong đó các hệ thống có sự liên thông, kết nối thông suốt với nhau trong trao đổi dữ liệu.; tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống nộp thuế 24/7, hệ thống giám sát hàng hóa tự động tại kho, bãi, cảng nhằm phục vụ tốt hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK.
Song song, Tổng cục Hải quan tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong công tác xây dựng Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm cải cách và hoàn thiện pháp luật về quản lý kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK.