【vua phá lưới cúp c1】Trăn trở sản phẩm làng nghề

Nhiều mặt hàng của các làng nghề Việt Nam như: sản phẩm thủ công mỹ nghệ,ăntrởsảnphẩmlngnghềvua phá lưới cúp c1 đồ gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ… đã xuất khẩu tới 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải tạo được những thương hiệu mạnh.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó 1.324 làng nghề được công nhận; tốc độ phát triển làng nghề từ 6-15%/năm. Làng nghề đang giúp cho 12 triệu lao động có việc làm, chiếm khoảng 30% dân số nông thôn; kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây đạt khoảng 1 tỷ USD/năm.

Tại hội thảo “Tìm đầu ra cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp miền Trung - Tây Nguyên” tổ chức ở Đà Lạt ngày 5/10, TS Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, sản phẩm làng nghề Việt Nam có mặt ở 100 nước và vùng lãnh thổ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2012 đạt 1,1 tỷ USD và dự báo cả năm 2012 đạt 1,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, sự phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Việt Nam chưa có quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ lao động không đồng đều. Đặc biệt, điểm yếu của các làng nghề truyền thống là chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Các đại biểu dự hội thảo đã nêu một số định hướng chính để phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống như: phát triển làng nghề gắn với du lịch làng nghề; phát triển theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường; phát triển theo tiêu chí 5T (Tổ chức liên kết- Thương hiệu và thị trường - Truyền nghề và phát triển nguồn nhân lực- Tạo nguồn nguyên liệu - Triển khai bằng dự án).

Trước đó, tại hội thảo “Phát triển làng nghề gắn với du lịch” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Nam Định vào tháng 9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho hay sản phẩm làng nghề nước ta tuy rất đa dạng nhưng chưa khẳng định được thương hiệu đối với thị trường cả trong nước và quốc tế. Theo ông Diệp Kỉnh Tần, làng nghề Việt Nam cần phải tạo được sản phẩm có thương hiệu tầm cỡ như búp bê gỗ Matrioska của Nga, tranh gỗ bạch dương Ukraine…

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho rằng, các địa phương cần phải tập trung những sản phẩm chủ lực để xây dựng và phát triển.

Nguồn: Chinhphu.vn