【ket qua ulsan】Quản lý nhà nước về doanh nghiệp: Cần khai thác tối đa ưu điểm của cơ chế giám sát chéo

PV: Mục tiêu đạt 1,ảnlýnhànướcvềdoanhnghiệpCầnkhaitháctốiđaưuđiểmcủacơchếgiámsátchéket qua ulsan5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 có vẻ đang là nhiệm vụ khá khó khăn, ông có nghĩ như vậy không?

Quản lý nhà nước về doanh nghiệp: Cần khai thác tối đa ưu điểm của cơ chế giám sát chéo
TS. Nguyễn Đình Cung

TS. Nguyễn Đình Cung: Mục tiêu đặt ra là rất tốt, rất phù hợp vì nền kinh tế nếu có càng nhiều doanh nghiệp sẽ càng có nhiều động lực phát triển, đóng góp tốt cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta cần có giải pháp hợp lý vì nếu không rất có thể đặt ra mục tiêu nhưng không đạt được. Trước đó, thời kỳ năm 2016, chúng ta đã đặt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 nhưng đã không đạt mục tiêu.

PV: Đất nước vừa phải trải qua 2 năm Covid-19 nên đó có thể là yếu tố khách quan làm việc phát triển số lượng doanh nghiệp bị chậm lại không, thưa ông?

TS. Nguyễn Đình Cung: 2 năm Covid-19 có thể cũng là một yếu tố và ảnh hưởng của nó như thế nào sẽ cần có sự đánh giá cụ thể mới đo lường chính xác được. Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng vẫn có những vấn đề khác ngoài nguyên nhân đó mà chúng ta cần phải khắc phục thì mới đạt được những mục tiêu kỳ vọng.

PV: Vậy theo ông, giải pháp cần đặt ra là gì để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp?

TS. Nguyễn Đình Cung: Đây là một vấn đề lớn và chúng ta cần phải xây dựng một đề án chi tiết, trên cơ sở tư duy tiếp cận vấn đề cần phải rõ ràng; cần phải có sự vào cuộc của các cấp từ trung ương cho đến từng ngành, từng địa phương.

Trong đó, tôi cho rằng, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ là tăng thêm các doanh nghiệp mới thành lập mà còn nên quan tâm tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp đã thành lập ở lại với thị trường. Bởi lẽ, doanh nghiệp mới nếu thành lập nhiều, nhưng doanh nghiệp cũ rút khỏi thị trường cũng nhiều thì số lượng doanh nghiệp tăng thêm không thể nhanh được.

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương. Đồ họa: Văn Chung

PV: Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, ngoài số lượng doanh nghiệp thì nên quan tâm đến chất lượng doanh nghiệp và thậm chí chất lượng có thể còn quan trọng hơn số lượng?

TS. Nguyễn Đình Cung:Trước mắt thì cứ lo về số lượng đã và như tôi nói ở trên, việc lo về số lượng cần quan tâm đến việc doanh nghiệp họ ở lại thị trường nữa chứ không chỉ quan tâm đến việc thành lập mới.

Theo đó, doanh nghiệp nếu họ ở lại thị trường được càng lâu thì đó chính là chất lượng tốt và chính bản thân từng doanh nghiệp hơn ai khác sẽ là người phải quan tâm đến chất lượng của họ. Vai trò của Nhà nước trước hết là cần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt cho họ, một cơ chế tốt để họ tồn tại và phát triển lành mạnh.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp 8 tháng

Riêng trong tháng 8/2022, cả nước có 11,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 4,5% so với tháng trước; tăng 106,9% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có gần 6,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 67,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 8 tháng năm 2022, cả nước có 149,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 104,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 22%; bình quân một tháng có 13 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

PV: Có thể không phải phổ biến, nhưng vẫn có người dân tâm lý ngại kinh doanh, không muốn mở doanh nghiệp do ngại các thủ tục hành chính và ngại “va chạm” với đại diện các cơ quan công quyền. Điều này nên nhìn nhận như thế nào?

TS. Nguyễn Đình Cung:Có nhiều vấn đề xuất phát từ văn hóa, nhận thức và cần phải có sự thay đổi trong tư duy cả từ bộ máy nhà nước lẫn trong tư duy nhận thức của người dân. Trong quản lý nhà nước, vẫn còn có nhiều thủ tục hành chính rườm rà nên cần phải tiếp tục loại bỏ bớt.

PV: Vậy nếu bỏ các thủ tục đi thì việc quản lý doanh nghiệp sẽ phải làm như thế nào?

TS. Nguyễn Đình Cung: Chúng ta cũng nên cởi bỏ tư duy rằng, việc gì Nhà nước cũng phải quản lý. Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp họ không phải hoạt động đơn độc mà hoạt động trong một mạng lưới các mối quan hệ: khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư, người lao động… Tất cả những mối quan hệ đó đều có ràng buộc và chịu cơ chế giám sát chéo lẫn nhau.

Theo đó, chúng ta khi vẫn tồn tại tư duy việc gì Nhà nước cũng quản lý, thì đổ lỗi cho Nhà nước. Cổ đông, nhà đầu tư khi đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khi có lãi thì không kêu ca. Họ chỉ kêu khi có vấn đề hoặc rủi ro xảy ra. Mặc dù trên thực chất, cổ đông sẽ chính là đối tượng có quyền hạn và trách nhiệm giám sát các doanh nghiệp mà họ đầu tư.

Nói như vậy không nghĩa là Nhà nước bỏ mặc không làm gì, mà vai trò Nhà nước vẫn tồn tại, nhưng theo phương thức khác, đó là tận dụng tối đa cơ chế giám sát chéo trong nội tại các mối quan hệ của nền kinh tế. Thông thường trong các quan hệ dân sự, Nhà nước thường chỉ tham gia khi có tranh chấp xảy ra mà các bên không tự giải quyết được, chứ Nhà nước không thể đủ nguồn lực để giám sát hết mọi việc (theo cách tư duy cũ).

PV: Hiện nay, nhiều hộ kinh doanh vẫn có xu hướng tồn tại mãi theo hình thức hộ kinh doanh. Việc hướng cho hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp liệu có phải là một giải pháp giúp phần nào tăng số lượng doanh nghiệp hay không?

TS. Nguyễn Đình Cung: Người dân họ có quyền tự chủ hình thức kinh doanh phù hợp theo nguyện vọng của họ chứ cũng không thể thúc ép họ phải chuyển đổi. Vừa qua, một số chính sách cũng đưa ra điều kiện phải có đăng ký kinh doanh mới được hưởng chính sách thì đó cũng chỉ là vấn đề thủ tục, cá nhân hộ gia đình có thể vẫn đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh và thủ tục này cũng rất đơn giản dễ dàng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thúc đẩy xây dựng đạo đức, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới

Văn kiện Đại hội Đảng XIII đã khẳng định: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi."

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra nhiệm vụ phải phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng; khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế; phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.

Tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị (khóa XI) mới đây, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nhận định chất lượng doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn còn rất hạn chế. Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới…

Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức từ cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, đại dịch Covid-19, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng…