Phong trào võ cổ truyền Hậu Giang đang trên đà phát triển mạnh,ổtruyềnphttriểnrộngkhắkèo thụy điển hướng đến nhiều thành công mới.
Phát triển ngay từ những ngày mới chia tách tỉnh, võ cổ truyền được xem là một trong những môn thế mạnh mang về nhiều thành tích tại các giải đấu khu vực, quốc gia. Tuy nhiên, ngày ấy điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, lực lượng huấn luyện viên thiếu thốn cũng gây nhiều khó khăn cho phong trào. Chị Lê Thị Bảo Thu, một trong những người đi tiên phong gầy dựng phong trào võ cổ truyền tỉnh, nói: “Nhớ ngày đó, mỗi lớp học chỉ có vài em, nơi tập chỉ là sân cát, sân xi măng nhưng các võ sinh đều rất chăm chỉ, hăng say. Bản thân tôi luôn cố gắng truyền đạt như thế nào để các em dễ hiểu, yêu thích và gắn bó với môn võ này”.
Võ cổ truyền ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh.
Theo thời gian, từ vài nơi giờ đây đã có hơn 17 câu lạc bộ võ cổ truyền hoạt động ở 7/8 huyện, thị xã, thành phố, với trên 500 võ sinh tham gia. Tập trung nhiều ở huyện Vị Thủy, thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ,… Huyện Vị Thủy được biết đến là cái nôi của môn võ này nên địa phương luôn chú trọng việc tổ chức nhiều giải đấu để mở rộng phong trào; nguồn huấn luyện viên giảng dạy được phân bố rộng khắp trong lẫn ngoài huyện. Giải võ cổ truyền huyện mở rộng duy trì thường niên, là cơ hội để nhiều địa phương khác tham gia thi đấu, cọ xát. Ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Vị Thủy, nói: “Chúng tôi tổ chức nhiều giải đấu để các võ sinh gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Từ đó, tìm kiếm và tuyển chọn vận động viên tiềm năng tham gia thi đấu các giải do tỉnh, khu vực tổ chức”.
Bên cạnh thuận lợi thì môn võ cổ truyền cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất định từ cơ sở vật chất đến nguồn huấn luyện viên, khiến các địa phương chưa có sự phát triển đồng đều. Ông Nguyễn Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao thị xã Long Mỹ, cho biết: “Nguồn huấn luyện viên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy nên địa phương chỉ mở được CLB tại trung tâm. Điều này gây hạn chế trong việc thu hút võ sinh theo học và phát triển phong trào sâu rộng hơn”. Đó là thực trạng chung, gây nên nỗi trăn trở ở hầu khắp các địa phương, dẫn đến khó khăn trong tiến trình đưa võ cổ truyền trở thành một môn thể thao thành tích cao.
Thuận lợi lẫn khó khăn thời gian qua sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu để những người làm công tác thể thao tìm ra hướng đi đúng đắn cho võ cổ truyền. Giúp võ cổ truyền Hậu Giang ngày càng vững tin hướng đến những thành công mới. Năm 2019, Hậu Giang sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Giải võ thuật võ cổ truyền trẻ toàn quốc, được xem là điểm nhấn khá ấn tượng. Với nguồn lực hiện tại, võ cổ truyền Hậu Giang sẽ gặp khó khăn để mang về thành tích cao tại giải nhưng hứa hẹn đem đến làn gió mới, nhiều cơ hội cọ xát cho vận động viên. Chị Lê Thị Bảo Thu, huấn luyện viên võ cổ truyền tỉnh, chia sẻ thêm: “Hiện chúng tôi đang cố gắng duy trì hoạt động câu lạc bộ, ổn định nguồn lực và tập luyện sẵn sàng cho giải. Giải toàn quốc luôn có nhiều đối thủ mạnh nhưng tôi tin với bản lĩnh và sự tự tin, tâm lý vững vàng các vận động viên trẻ Hậu Giang sẽ thành công”.
Ngoài ra, vài năm trở lại đây, nhiều địa phương còn tiến hành kết hợp võ nhạc trong tập luyện võ cổ truyền. Việc kết hợp này sẽ tạo nên sự tươi mới, thu hút người tham gia, giúp phong trào lan tỏa mạnh. Sau ngần ấy thời gian, võ cổ truyền tỉnh nhà đang vươn lên một bước tiến mới, là cách để giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Ông Nguyễn Phước Hưng, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, cho biết: “Võ cổ truyền là một trong những môn thể thao thế mạnh nên chúng tôi rất chú trọng duy trì và phát triển. Thời gian tới, hy vọng môn võ này sẽ ngày càng mở rộng quy mô, nhất là phát triển trong trường học, nơi có nhiều tiềm năng mới để vun bồi, đầu tư”.
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG