88Point

(CMO) Thời điểm này, nông dân trên địa bàn các huyện: Trần Văn Thời, U Minh… đã tiến hành thu hoạch real madrid 2021

【real madrid 2021】Nông dân “thắng” vụ đông xuân

Báo Cà Mau(CMO) Thời điểm này, nông dân trên địa bàn các huyện: Trần Văn Thời, U Minh… đã tiến hành thu hoạch vụ lúa đông xuân với tinh thần phấn khởi do hầu hết đều trúng mùa và giá bán ra cao. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi giống lúa từ chất lượng thấp, trung bình sang giống lúa đặc sản chất lượng cao như lúa thơm RVT, Đài thơm 8, ST 20 được nông dân trong tỉnh áp dụng rộng rãi... từ đó chất lượng và giá trị lúa hàng hoá được nâng lên.

Nông dân phấn khởi

Ông Huỳnh Văn Nhỏ, Ấp 4, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, phấn khởi cho biết: “Mặc dù thời tiết năm nay không thuận lợi do mưa lớn kéo dài, xuống giống vụ đông xuân chậm nhưng kết quả thu hoạch rất khả quan. Tôi có 8,5 công đất, trung bình mỗi công cũng đạt trên 35 giạ. Giá lúa thương lái mua từ 5.500 đồng/kg trở lên nên vụ này có lãi, gia đình rất vui mừng”.

Nông dân xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời thu hoạch lúa.

Hiện tại hầu hết nông dân đã thu hoạch xong vụ lúa đông xuân và đều đạt sản lượng cao so với những năm trước, thương lái đến tận nơi mua với giá cao đã tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nông dân chuẩn bị mùa vụ mới 2018. 

Ông Trần Văn Đáng, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Giá lúa năm nay ổn định ở mức cao, nắng tốt nên việc thu hoạch cũng thuận lợi. Chi phí thuê cắt cũng như vận chuyển ít hơn nên hầu hết bà con đều có lãi”.

Không chỉ nông dân vùng ngọt hoá mà những người làm một vụ lúa, một vụ tôm cũng đạt năng suất rất cao.

Bà Trịnh Thị Bảy, Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, cho biết: “Gia đình có 12 công đất, năm nay vụ lúa - tôm đạt năng suất cao với hơn 6 tấn lúa. Giá lúa cũng ở mức khá so với mọi năm nên gia đình thu được lợi nhuận cao từ vụ lúa này”.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện U Minh Đỗ Thanh Dân cho biết: “Tình hình thu hoạch lúa của bà con nông dân năm nay đạt năng suất cao, giá lúa cũng tăng so với mọi năm nên người trồng lúa rất vui mừng. Diện tích canh tác lúa toàn huyện năm 2017 là 31.847 ha, năng suất bình quân 4,25 tấn/ha. Trong đó lúa - tôm xuống giống 17.483 ha, đã thu hoạch xong với năng suất bình quân 4,16 tấn/ha, lúa đông xuân năng suất bình quân 4,32 tấn/ha”.

Trồng lúa chất lượng cao

Điểm thuận lợi của vụ sản xuất năm nay là các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, trồng trọt ngay từ đầu năm nên công tác chỉ đạo sản xuất kịp thời, đúng tiến độ.

Các địa phương chủ động xây dựng lịch thời vụ và bố trí cơ cấu giống phù hợp cho từng vùng sản xuất trên địa bàn. Việc điều tra, dự tính, dự báo và phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời nên hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cây trồng. Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, các chương trình, dự án đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng thời gian tiến độ như mô hình cánh đồng lớn, mô hình nhân rộng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (lúa, rau màu và cây ăn trái).

Công tác chuyển đổi giống lúa từ chất lượng thấp, trung bình sang giống lúa đặc sản chất lượng cao như lúa thơm RVT, Đài thơm 8, ST 20 được nông dân trong tỉnh áp dụng rộng rãi, từ đó chất lượng và giá trị lúa hàng hoá tăng lên đáng kể.

Thương lái thu mua lúa trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.

Vụ đông xuân 2017-2018, diện tích xuống giống toàn tỉnh là 35.382/22.900 ha, đạt 154,5% kế hoạch năm 2017. Năng suất lúa ước đạt khoảng 5,5 tấn/ha, tăng 0,3 tấn/ha so với vụ đông xuân 2016-2017. Tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận khoảng 70-80%. Các giống lúa được nông dân sử dụng chủ yếu gồm OM 5451 (50%) và các giống khác như Đài thơm 8, RVT, OM 6162, OM 576, OM 6976, ST 20.

Nhiều mô hình sản xuất lúa cũng đã được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh như mô hình tái cơ cấu lúa chất lượng cao quy mô 750 ha. Trong đó, lúa - tôm 250 ha tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình; lúa mùa 250 ha tại xã Khánh Hội, huyện U Minh và lúa cao sản 250 ha tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời. Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên lúa, quy mô 540 ha tại thị trấn Trần Văn Thời, xã Khánh Hưng, Khánh Lộc, Khánh Hải, Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (60/ha/điểm). Đặc biệt, diện tích thực hiện cánh đồng lớn vụ đông xuân 2017-2018 là 1.400 ha, năng suất ước đạt 5,5-6 tấn/ha tại huyện Trần Văn Thời, U Minh và TP Cà Mau.

Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng thời gian tới, Cà Mau cần có hướng khắc phục những khó khăn mà người trồng lúa gặp phải. Đó là những năm qua, trên địa bàn tỉnh chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nguyên nhân là do điều kiện sản xuất phụ thuộc nước trời, không có nước tưới bổ sung trong mùa khô, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, mặn; địa hình thấp nên điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hiệu quả.

Ngoài ra, việc cung ứng giống cho bà con cũng gặp khó bởi tỉnh chỉ có một cơ sở sản xuất lúa giống là Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau. Hằng năm, trung tâm này cung cấp khoảng 10-15% (khoảng 1.500-2.000 tấn/năm) lượng lúa giống phục vụ nông dân trong tỉnh sản xuất, số lúa giống còn lại phải nhập từ các tỉnh như: Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu... từ đó dẫn đến giá lúa giống khá cao.

Bên cạnh đó, giá vật tư nông nghiệp, máy móc, trang thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất vẫn ở mức cao, đặc biệt thiếu lao động nông thôn... là những thách thức đối với người trồng lúa./.

Đặng Duẩn

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap