【kết quả betis】Trên đường văn hóa, vươn tới hùng cường
TS. Nhị Lê,ênđườngvănhóavươntớihùngcườkết quả betis Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản |
Kinh nghiệm thành công của các nước phát triển cũng chỉ rõ, bất cứ một quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển bền vững, không thể đi bằng một đôi chân khập khiễng, hoặc chỉ bằng văn hóa hoặc chỉ bằng kinh tế.
Và, không thể có bất cứ sự phát triển cân bằng, mạnh mẽ và bền vững nào, nếu chỉ đạt được sự thành công hoặc chỉ từ văn hóa (dù một cách độc lập hay giữ vị thế đi tiên phong xã hội) hoặc chỉ bằng kinh tế tăng trưởng ngoạn mục (dù mang tính quyết định hay cơ bản và quan trọng tới đâu); mà ngược lại. Vì, sự thất bại của văn hóa, của đạo đức xã hội dù sớm hay muộn, nhất định dẫn tới thất bại về chính trị, về kinh tế và bất ổn về xã hội.
Nhìn ở tầng sâu hơn, kinh nghiệm lịch sử của những quốc gia hoạch phát hoặc hoạch tàn về kinh tế và xã hội đều đã và đang cảnh báo rằng, họ thường thiếu một triết lý văn hóa về phát triển, rộng lớn hơn là một nền văn hóa của sự phát triển bền vững.Tất cả phải được đặt trong sự phát triển tổng thể hữu cơ và hài hòa. Hiện nay, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hóa trong “thế giới phẳng”, hơn hết bao giờ, văn hóa càng tỏ rõ sức mạnh là chìa khóa để mở ra cánh cửa tới tương lai, xứng tầm là nền tảng và động lực để nâng cao vị thế trực tiếp và sức mạnh vô hạn của quốc gia dân tộc.
Việt Nam không đứng ngoài những tính quy luật đó!
Đó là những bài học tham chiếu đối với Việt Nam.
**
*“Chủ nghĩa cộng sản, coi như chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị = chủ nghĩa nhân đạo”! Đó là ý tưởng của C. Mác. Đó chính là Văn hóa được viết hoa!
Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu nước, là văn hóa, trên nền tảng chính trị chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghĩa là văn hóa, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới ngọn cờ của Đảng, để vươn tới chủ nghĩa xã hội, tức Văn hóa. Đó là lô-gic phát triển Việt Nam từ năm 1930 trong tầm nhìn tới năm 2030 - một trăm năm Đảng Cộng sản Việt Nam! Đó là con đường xã hội chủ nghĩa hiện thực Việt Nam từ năm 1945 tới năm năm 2045 - một trăm năm Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam!
Thực tiễn đất nước và toàn bộ xu thế phát triển đó càng thách thức và đòi hỏi con đường, phương thức, bước đi mà Việt Nam lựa chọn và hành xử phải hết sức khoa học, thống nhất và phù hợp. Vì tương lai, tốc độ, nhịp độ, mức độ bền vững và hiệu quả của sự phát triển đất nước mang tầm chiến lược, trực tiếp là xử lý mối quan hệ căn bản, cốt yếu, phức tạp giữa văn hóa và kinh tế, giữa văn hóa, giữa chính trị, kinh tế và xã hội hoàn toàn tùy thuộc vào phương lược và mô thức ứng xử không được phép thiên lệch, phiến diện, càng không được phép sai lầm trong những thập kỷ tới, khi đầy những bất trắc và thách thức khó lường.
Một lần nữa, cần nhắc lại, trong tương lai, văn hóa càng là chính trị, càng là kinh tế; đồng thời, chính trị cũng chính là kinh tế, chính là văn hóa, là xã hội, mà sâu xa hơn là nhân tố bất biến: Văn hóa Việt Nam với rường cột là đạo lý dân tộc và đạo đức con người! Văn hóa còn thì Đất nước ta còn, đạo lý còn thì Dân tộc ta còn. Đó chính là thước đo vị thế, sức mạnh và uy tín của Đất nước mà văn hóa là sức mạnh mềm và là “hàn thử biểu” về sự phát triển mạnh mẽ, bền vững và nhân văn trong chính trị, kinh tế và xã hội, hợp thành tổng thể chiến lược phát triển toàn diện Đất nước, vươn tới hùng cường.
Một cách tự nhiên, toàn bộ mục tiêu đó đang thách thức chúng ta về sự tinh tế và tỉnh táo mở tầm viễn kiếnnhằm xác lập tầm nhìn chiến lược, định vị quốc gia, phát triển và bảo vệ đất nước hợp thành triết lý của sự phát triển chiến lược Đất nước thật sự mạnh mẽ, bền vững và nhân văn.
Trong tầm nhìn năm 2045, Việt Nam sẽ và phải trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam trở thành một nước phát triển, điểm đến nhân văn trong thế giới chỉnh thể, với tư cách một nước công nghiệp phát triển, nơi hội tụ của niềm tin, tri thức và tấm lòng tin cậy, thủy chung, nhân ái, chan hòa với bạn bè quốc tế, phát triển bằng phương thức rút ngắn, với bản lĩnh Việt Nam, với tấm “căn cước” văn hóa Việt Nam bản sắc và nhân văn. Dưới góc nhìn phát triển, đó không chỉ là một triết lý chính trị, một triết lý xã hội, mà còn là triết lý nhân sinh, triết lý về phát triển con người, xã hội và môi trường sinh thái.
Nói cách khác, chúng ta cần một triết lý Văn hóa của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững, để Quốc gia Tự tôn - Mỗi người Tự trọng - Dân tộc Tự cường - Tổ quốc Phồn vinh. Tất cả nhằm xây dựng nước Việt Nam Độc lập, tự do, thống nhất, hùng cường và văn hiến, giữ vị thế xứng đáng trên trường quốc tế.
Đó là sự lựa chọn và phát triển mang tầm chiến lược. Đó cũng là sự định vị chiến lược phát triển Đất nước trong tầm nhìn tới giữa thế kỷ XXI.
Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai |
*
*Chưa bao giờ như bây giờ, lịch sử dân tộc càng hối thúc chúng ta kiến tạo và nắm lấy thời cơ và tự thách thức chính mình trong việc bảo vệ và phát triểnlợi ích quốc gia - dân tộc phải là một trong những trọng sự không thể đứng hàng thứ hai của chúng ta: Sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng là tối thượng và quyền tự quyết dân tộc là vô giá. Lợi ích tối thượng đó không thể bị diệt vong bởi nạn ngoại xâm và càng không thể bị tiêu vong bởi nạn nội xâm.
Vì, lịch sử phát triển mấy ngàn năm qua dồn tụ tới hôm nay, đã và đang cho thấy những cảnh báo nóng bỏng, sinh tử nhãn tiền về tầm nhìn chiến lược, về thời cơ chiến lược của dân tộc, về lợi ích chiến lược của quốc gia, nhất là về động lực chủ yếu đại đoàn kết toàn dân tộc của cách mạng nước nhà ngày càng có ý nghĩa căn bản. Do đó, từ căn bản, phải chủ động giữ nước khi nước còn chưa nguy, phải điềm tĩnh và quyền biến “dĩ bất biến ứng vạn biến” trước mọi sự chi phối hay sức ép dù từ bất cứ phía nào. Thượng sách giữ nước lúc này là, lợi ích quốc gia - dân tộc - lợi ích của Nhân dân là tối cao, thống nhất, là bất khả xâm phạm, để Đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững và phải tự mình trở nên hùng cường.
Đó là tầm nhìn chính trị chiến lược cần thực thi và phát triển!
Sức mạnh của quốc gia đặt trên nền móng sức mạnh của kinh tế. Nhưng, Việt Nam khát vọng trở thành cường quốc kinh tế một cách văn hóa!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”. Nghĩa là văn hóa không thể đứng hàng thứ hai, so với kinh tế. Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, đạo đức và thị trườngtrở thành quyết sách chiến lược. Đó là tầm nhìn chính trị và văn hóa về phát triển kinh tế. Do đó, cần thiết, mỗi quyết sách về kinh tế cần bắt đầu từ nền móng trước hết là một quyết sách về chính trị thấm đẫm văn hóa và nhân văn,để tránh rơi vào quyết định luận kinh tế, nhằm khắc chế quy luật tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, “kinh tế vị kinh tế”, “tiền vị tiền”, thói “tiền trao cháo múc”, lối “trả tiền ngay, lạnh lùng không tình nghĩa”… của thị trường mà không ít quốc gia từng lâm nạn, khi chỉ xây dựng và phát triển nền kinh tế một cách đơn thuần. Do đó, Nhà nước kiến tạo phát triển, dẫn lối đồng thời với chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để kiểm soát, điều tiếtnền kinh tế thị trường một cách dân chủ và nhân văn.
Điều cần cảnh báo là, tư duy chộp giật, “sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi” đang tác họa lâu dài cho nền kinh tế, nhưng đáng lo hơn là, nó làm tổn thương văn hóa và chính trị. Không ít người đang dung túng, tiếp tay cho những tệ nạn đó, thử hỏi có khác nào mua dây để tự trói chân mình, tự làm mình băng hoại. Khi đó, làm sao có thể đi nhanh, đi xa và bền vững cho được? Nói xác đáng, đó là mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, xét ở mọi chiều cạnh cả chính trị lẫn kinh tế và văn hóa.Việt Nam phải xây dựng được một nền kinh tế độc lập, phải mở được những lối đi riêng, tạo dựng được những mô hình phát triển khác các nước khác. Nếu kinh tế quốc gia tăng trưởng nhưng Nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, ấm no… thì rốt cuộc, sự tăng trưởng cũng chẳng có nghĩa lý gì về mặt chính trị và xã hội.
Vấn đề phát triển mạnh mẽ và bền vững của kinh tế Việt Nam hiện nay càng hối thúc, cần phải giải quyết không chỉ ở tầm nhìn, sâu hơn là tầm chủ thuyết phát triển kinh tế trong mối quan hệ tổng thể, toàn diện và đồng thời về phát triển kinh tế với chính trị và văn hóa,chứ không phải đơn thuần chỉ xem xét những chính sách kinh tế biệt lập thành công hay sai lầm yếu kém đơn lẻ về xã hội, dù là vô cùng cần thiết, và vô hình tự bó mình vào đó. Vì thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm”. Đó chính là tính nhân văn làm nên bản chất nhân văncủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mang tầm chiến lược, vì Nhân dân và cho Nhân dân, vì sự hùng mạnh của Đất nước. Đó cũng là bản chất ưu việtcủa chế độ ta, nhân tố làm nên sức mạnh và tôn vinh vị thế và danh dự Việt Nam.
Nếu trái thế, chắc chắn thất bại sẽ tới, cũng “lạnh lùng không tình nghĩa”!
Hơn hết bao giờ, văn hóa càng tỏ rõ sức mạnh là chìa khóa để mở ra cánh cửa tới tương lai |
*
*Trên con đường phát triển, mỗi quốc gia, dân tộc, tất cả đều phải lựa chọn quốc sách và phương thức hành xử riêng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mình và thời đại. Đối với Việt Nam, khi công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ bước sang nhịp sóng thứ hai, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, trọng sự văn minh của sự phát triển ngày càng trở nên quan trọng.
Vì, muốn phát triển và đi xa, nhất định phải lấy con người làm mục tiêu, chủ thể, động lực và là nhân tố quyết định phát triển,dù ở bất cứ phương diện nào hay ở bất cứ thời kỳ nào. Nói cách khác, con người phải là trung tâm của mọi sự phát triển, và mọi sự phát triển kinh tế hay văn hóa phải xoay quanh con người, vì và cho con người, chứ không phải ngược lại, với một thể chế tương dung.Đó chính là văn hóa. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người”.
Đó là mục tiêu cao cả nhất của chế độ chúng ta.
Chính trị lúc này, là đạo đức, rộng hơn là văn hóa! Đạo đức, lúc này, là tôn bảo vệ và vinh quyền lực của Nhân dântrong việc cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị nước ta. Nó phải xác tín, không phải Nhà nước tạo ra Nhân dân mà Nhân dân tạo ra chế độ nhà nước phù hợp với nguyện vọng và ý chí của Nhân dân. Đó là Nhà nước của Dân, do Dân và Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ Nhân dân và cũng phát triển Nhà nước là sự nghiệp của Nhân dân. Đó là văn hóa chính trị mà chúng ta phải nâng niu, phát triển và bảo vệ bằng mọi giá.
Hơn hết bao giờ, phải cấp bách ưu tiên và quyết liệt xây dựng, thực thi Chiến lược Phát triển Nhân tài quốc gia - rường cột của khâu đột phá chiến lược phát triển con người. Đây chính là động lực căn bản mang tầm đột phá chiến lược để nắm lấy, làm chủ thời cơ, phát triển đất nước. Lòng Dân, sức Dân - Quốc bảo phát triển Việt Nam nằm ở chính đây! Đây chính là nhân tố bất biến chiến lược để ứng với mọi khả biến trên con đường phát triển nhân văn Việt Nam.
Vì thế, sự nghiệp xây dựng đất nước hùng cường không dung thứ bất cứ ai, bất cứ hành động nào xâm phạm lợi ích của đất nước, của dân tộc, của Nhân dân, của Đảng và của chế độ. Những thói hư tật xấu nảy sinh trong nền kinh tế thị trường đang tác oai tác quái đang làm rạn vỡ văn hóa và suy đồi đạo đức ở không ít phương diện và ở không ít người. Bệnh sùng bái đồng tiền, bất chấp đạo lý luân thường và phá hoại môi trường sinh thái vì lợi nhuận đã và đang trở thành lối hành xử ở không ít nơi; thói hư danh, tật khoe khoang hợm hĩnh, nạn phù hoa xa xỉ, tật tiêu dùngvô đạo đức, thậm chí cát cứ phá vỡ sự thống nhất lợi ích quốc gia… đã và đang làm băng hoại tư tưởng “dĩ công vi thượng”, sự liêm chính, đức khiêm cung và liêm sỉ…ở không ít người, tất cả phải bị tẩy trừ. Vì, đó là sự phản nhân văn và phản phát triển. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường”. Chỉ có như thế, Dân tộc mới có thể tiến kịp các cường quốc năm châu, Đất nước mới giữ được Quốc pháp ngay ngắn và mỗi người mới giữ được gia phong và bản thân mình thật sự xứng đáng một con người. Làm trái đi, có thể làm Dân tộc suy vong, khiến Quốc gia băng hoại.
Đó là mệnh lệnh phát triển của Đổi mới, là mệnh lệnh nhân văn của Nhân dân kết tinh trong bản lĩnh, khí phách của Dân tộc! Đó cũng là lẽ sống còn, là quyết tâm chính trị không gì lay chuyển của Đảng ta; là nhân tố căn bản phát huy bản lĩnh Việt Nam, sức mạnh của nền văn hóa vì sự phát triển bền vững và nhân văn Việt Nam.
**
*Trong bối cảnh mới, trước yêu cầu phát triển mới của dân tộc, nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển và tiến bộ của Đất nước, nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do Nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”. Đồng thời, phải xây dựng và phát triển hệ động lực to lớn và chủ yếu trên nền tảng văn hóa tiên tiến, dân tộc và hiện đại bảo đảm phát triển đất nước mạnh mẽ, bền vững và ngang tầm thời đại..
Đảng ta tiếp tục tự chỉnh đốn, tự đổi mới mình, phấn đấu cùng toàn dân tộc, tất cả vì sự lớn mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của Nhân dân, thật sự xứng đáng là đạo đức, là văn minh; Nhà nước ta phải xứng đáng là Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân. Tất cả phải xứng đáng mẫu mực về văn hóa chính trị Việt Nam, vì Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Hơn lúc nào hết, vì quyền lợi dân tộc, vì lợi ích quốc gia, vì quyền và lợi ích của Nhân dân, hiện nay, không trừ một ai, phải đoàn kết thống nhất, chung tay lên án, chặn đứng và bài trừ những tệ nạn làm khuynh đảo, thậm chí làm suy tàn Đất nước: tham nhũng đủ loại, nhất là tham nhũng quyền lực, nạn hư chuộng bằng cấp hão danh, thói ngông nghênh coi thường chân lý, bệnh phụ mẫu quan phương chà xéo dân chủ và đạo lý… Tất cả phải bị loại trừ và đồng thời học lấy những giá trị tiến bộ của nhân loại để dân tộc Việt Nam ngẩng đầu tiến cùng nhân loại. Và, chưa khi nào như bây giờ, khi Đất nước chủ động, tích cực bước ra thế giới, Dân tộc đồng tâm chuẩn bị thực lực cho mình mạnh mẽ đủ sức vượt qua mọi chướng ngại trên con đường độc lập và phồn vinh, thì mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân lại càng đòi hỏi chăm lo, vun đắp. Đoàn kết thống nhất làm ra sức mạnh vô địch. Ai không thành tâm vì Dân tộc, ai không sửa mình vì Nhân dân, sẽ tự mình đào thải, trước khi Quốc pháp, Đảng cương toàn dụng.
Đất nước hôm nay lớn lên từ và bằng truyền thống hòa hiếu, nhân văn và chủ động vững chãi hội nhập thế giới. Và, Dân tộc ta kiên tâm bảo vệ sự trong sáng của tình đoàn kết thống nhất, giữ chữ tín nghĩa, thủy chung làm danh dự thiêng liêng với bạn bè quốc tế, vì Đất nước hùng cường. Với từng người, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, trên tất cả các mối bang giao, tiếp tục xứng danh là người Việt Nam của một nước Việt Nam mấy ngàn năm rự rỡ văn hiến.
**
*Trước thềm Xuân Quý Mão, nếu Quốc thể Việt Nam được tạo thành từ toàn bộ những tư chất chung và riêng, phổ quát và đặc thù làm nên dung mạo, hồn phách thần thái, vị thế, sức mạnh, khí phách Việt Nam kể từ khi lập quốc, bền bỉ và quật cường suốt mấy ngàn năm qua thì thời khắc Đất nước bước vào năm 2023 “bản lề” của 2025, chính là vận hội để sự trầm tích, kết tinh phẩm giá nhân văn Việt Nam tiếp tục tỏa sáng, trên đường văn hóa đi tới tương lai, ngày càng mạnh mẽ và bền vững, sánh cùng thời đại trong tầm nhìn 2045.
Đó là tầm nhìn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam.
Đó là sức mạnh, danh dự và phẩm giá Việt Nam!