Xuất khẩu nửa cuối năm dự báo tiếp tục sôi động 4 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô Doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu cá ngừ |
Xuất khẩu kỳ vọng lập kỷ lục mới trong năm 2024. Trong ảnh, hàng hóa XNK tại cảng Tân Vũ, Hải Phòng. Ảnh: Thái Bình |
Tổng kim ngạch đạt hơn 190 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết tháng 6, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt 190,73 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 24,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó có tới 5 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng trên 1 tỷ USD. Dẫn đầu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,07 tỷ USD; tiếp theo là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 3,42 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,7 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,41 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 1,36 tỷ USD.
Như vậy, riêng kim ngạch tăng thêm của 5 nhóm hàng trên là 16,96 tỷ USD, bằng 68,5% mức tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Có 6 thị trường và nhóm thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên gồm: Hoa Kỳ tăng 10,7 tỷ USD; Liên minh châu Âu (EU) tăng 3,3 tỷ USD; Trung Quốc tăng 1,6 tỷ USD; ASEAN tăng 2 tỷ USD; Hồng Kông (Trung Quốc) tăng 1,8 tỷ USD; Hàn Quốc tăng 1,1 tỷ USD.
Nếu duy trì được kết quả đạt được như 6 tháng đầu năm, năm 2024, quy mô kim ngạch xuất khẩu cả nước có thể lập được kỷ lục mới là 380 tỷ USD, thập chí vượt con số này.
Kỳ vọng này là có có sở bởi thông thường xuất khẩu 6 tháng cuối năm thường cao hơn hoặc ít ra cũng tương đương kim ngạch của nửa đầu năm.
Đơn cử như 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 164,68 tỷ USD, thấp hơn 25,32 tỷ USD so với 6 tháng cuối năm.
Hay trong năm 2022 khi nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu kỳ lục 371,3 tỷ USD, kim ngạch 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm khá cân bằng.
Diễn biến kim ngạch xuất khẩu 5 năm gần đây (năm 2024 là ước tính). Biều đô. T.Bình. |
5 nhóm hàng chục tỷ đô
Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta phong phú, đa dạng ở cả 5 châu lục. Tuy nhiên, thị trường chính, đặc biệt là đối với hàng các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tập trung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản hay khu vực ASEAN.
Dưỡi đây là thông tin cụ thể về thị trường xuất khẩu của các nhóm hàng chủ lực trong 6 tháng đầu năm:
Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đã vượt điện thoại trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của cả nước trong thời gian gần đây.
Nửa đầu năm, kim ngạch nhóm hàng này đạt 33,67 tỷ USD, chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 31,5% (tương ứng tăng 8,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu sang các thị trường như: Hoa Kỳ với 11,16 tỷ USD, tăng 51,6%; Trung Quốc với 6 tỷ USD, giảm 1,9%; EU với 4,05 tỷ USD, tăng 52,4%; Hồng Kông với 3,95 tỷ USD, tăng 76,5%...
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 27,15 tỷ USD, tăng 11% (tương ứng tăng 2,7 tỷ USD). Các thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Trung Quốc với 6,12 tỷ USD, giảm 6,2%; Hoa Kỳ với 5,5 tỷ USD, tăng 34,3%; EU với 3,49 tỷ USD, tăng 1,6%; Hàn Quốc với 1,77 tỷ USD, tăng 10,3%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đứng thứ ba với kim ngạch đạt 23,16 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 3,42 tỷ USD). Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chủ yếu sang các thị trường gồm: Hoa Kỳ với 9,19 tỷ USD, tăng 15,8%; EU với 3,33 tỷ USD, tăng 19,2%; Hàn Quốc với 1,6 tỷ USD, tăng 19,2%; Trung Quốc với 1,58 tỷ USD, tăng 7,1%; ASEAN với 1,56 tỷ USD, tăng 4,8%; Nhật Bản với 1,29 tỷ USD, giảm 3%.
Đứng thứ tư là dệt may với kim ngạch đạt 16,52 tỷ USD, tăng nhẹ 4,6% (tương ứng tăng 725 triệu USD). Các thị trường xuất khẩu chủ yếu nhóm hàng này là Hoa Kỳ đạt 7,21 tỷ USD, tăng 3,6%; EU đạt 1,95 tỷ USD, tăng 0,8%; Nhật Bản đạt 1,87 tỷ USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc đạt 1,36 tỷ USD, tăng 1,1%.
Giày dép các loại là nhóm có kim ngạch đứng thứ năm với 10,72 tỷ USD, tăng 8,8% (tương ứng tăng 867 triệu USD). Hoa Kỳ cũng là thị trường lớn nhất của nhóm hàng này với kim ngạch đạt 3,84 tỷ USD, tăng 14,6%. Tiếp theo là EU đạt 2,72 tỷ USD, tăng 10,5%; Trung Quốc đạt 938 triệu USD, tăng 8,5%...