【kq c1 châu âu】Hàn Quốc thúc đẩy thị trường chứng khoán kiểu Nhật Bản khó thành công, vì sao?

Hàn Quốc thúc đẩy thị trường chứng khoán kiểu Nhật Bản khó thành công, vì sao?
Quang cảnh buổi lễ đánh dấu ngày giao dịch đầu tiên trong năm 2024 tại trụ sở Korea Exchange (KRX) ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: SeongJoon Cho/Bloomberg
Hàn Quốc cấm bán khống cổ phiếu cho đến tháng 6 năm 2024

Các biện pháp mớicủa Hàn Quốc nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang nỗ lực nâng cao mức định giá thị trường chứng khoán vốn được coi là thấp hơn nhiều so với các quốc gia tương đồng và các nhà phân tích gọi hiện tượng này là “chiết khấu của Hàn Quốc” (Korea discount).

Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc (FSC) đã giới thiệu “Chương trình tăng giá trị doanh nghiệp”, nhằm ưu tiên lợi nhuận của cổ đông thông qua các ưu đãi bao gồm lợi ích về thuế và “khuyến khích các công ty niêm yết tự nguyện thiết lập và tiết lộ các kế hoạch nâng cao giá trị”.

Chương trình của FSC tương tự như của Nhật Bản, quốc gia thúc đẩy quản trị doanh nghiệp nhằm tăng lợi nhuận cho cổ đông cũng như thúc đẩy lợi nhuận đã đưa thị trường Tokyo lên mức cao kỷ lục sau 34 năm.

FSC cho biết, họ cũng sẽ giới thiệu “Chỉ số tăng giá trị Hàn Quốc” (Korea Value-up Index) cho các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm cả các quỹ hưu trí. Tuyên bố của FSC: “Các quỹ ETF theo dõi chỉ số Value-up index của Hàn Quốc cũng sẽ được niêm yết để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư bán lẻ tiếp cận với các công ty này”.

Thuật ngữ “Korea discount” đề cập đến xu hướng các công ty Hàn Quốc có mức định giá thấp hơn so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu do các yếu tố như mức trả cổ tức thấp và tính thiếu minh bạch do sự chi phối của các tập đoàn doanh nghiệp gia đình, hay còn gọi là chaebol. Hiện nay, giá cổ phiếu của 2/3 công ty niêm yết ở Hàn Quốc thấp hơn giá trị sổ sách.

Chỉ số này tương tự như JPX Prime 150 của Nhật Bản, bao gồm các công ty hoạt động tốt nhất của Nhật Bản.

Các hướng dẫn chi tiết cho chương trình này sẽ được FSC hoàn thiện và một cổng web chuyên dụng sẽ được thiết lập vào tháng 6. FSC cũng cho biết thêm, các công ty sẵn sàng tiết lộ kế hoạch “Value-up” (tăng giá trị) của họ sẽ có thể thực hiện điều đó vào nửa cuối năm 2024.

Daniel Yoo, người đứng đầu bộ phận phân bổ tài sản toàn cầu tại Yuanta Securities Korea cho biết, hướng chung của các biện pháp này được coi là tích cực, tuy nhiên, “nó thiếu thông tin chi tiết về cách các tập đoàn sẽ tăng tỷ lệ chi trả cổ tức, mua lại và hủy bỏ cổ phiếu”, đòi hỏi những nỗ lực bổ sung để hoàn thành theo dự định”.

Theo đánh giá của các chuyên gia, các biện pháp cải thiện quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật Bản của Hàn Quốc có thể không đủ để thúc đẩy thị trường chứng khoán vốn đang bị định giá thấp và giải quyết cái gọi là "chiết khấu của Hàn Quốc".

Vấn đề "chaebol"

Thị trường Hàn Quốc được tạo thành từ các tập đoàn được gọi là "chaebol", là những tập đoàn toàn cầu lớn do gia đình sở hữu, thường do gia đình người sáng lập kiểm soát. Các chaebol đáng chú ý bao gồm Samsung Electronics, LG, SK và Hyundai.

Các chaebol cũng là một phần lý do đằng sau hiện tượng Korea discount, vì trong các cơ cấu thuộc sở hữu gia đình đa số này, các bên liên quan thiểu số có ít ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược.

James Lim - nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại Dalton Investments cho biết: “Vấn đề chính là “Korea discount” tồn tại do các cổ đông kiểm soát nhận được lợi ích không tương xứng”, đồng thời lưu ý Hàn Quốc có nhiều công ty có cổ đông kiểm soát mạnh hơn so với Nhật Bản. ″Thách thức nằm ở chỗ đó” - Lim nói.

Hàn Quốc thúc đẩy thị trường chứng khoán kiểu Nhật Bản khó thành công, vì sao?
Thị trường Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “Korea discount”, nơi cổ phiếu được định giá thấp hơn hoặc được gán mức bù rủi ro cao hơn so với các cổ phiếu cùng loại trên toàn cầu. Ảnh: Jung Yeon-je/AFP

Sự phản kháng từ cổ đông kiểm soát khiến cho việc thay đổi trở nên khó khăn và chậm chạp, nhưng nếu cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp phù hợp với lợi ích của cả cổ đông kiểm soát cũng như cổ đông thiểu số thì chúng có thể được thực hiện nhanh hơn.

FSC đã yêu cầu các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc “tự nguyện thiết lập và công bố các kế hoạch nâng cao định giá” như một phần trong nỗ lực nhằm mang lại sự minh bạch hơn và thúc đẩy lợi nhuận thị trường.

FSC sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết và thiết lập một cổng web chuyên dụng vào tháng 6 để các công ty có thể tiết lộ kế hoạch của mình vào nửa cuối năm 2024.

Jonathan Pines - Giám đốc danh mục đầu tư khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản tại Federated Hermes cho biết, có nhiều công ty do gia đình kiểm soát ở Hàn Quốc hiện đang thu được “lợi ích tài chính đáng kể từ hiện trạng pháp lý”.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đã mất 0,2% giá trị từ đầu năm đến nay, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 17,5% trong cùng thời điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giao dịch thoải mái trên 39.000 điểm sau khi đạt mức cao mới hôm đầu tuần, nhờ thu nhập khả quan và nỗ lực cải cách quản trị doanh nghiệp tốt hơn của chính phủ để tăng lợi nhuận cho cổ đông.

Pines cho biết : “Hành vi dẫn đến giá cổ phiếu thấp của Hàn Quốc là có động cơ, và do đó việc tìm cách thuyết phục các gia đình đang kiểm soát ở Hàn Quốc ‘đối xử tốt’ với các cổ đông thiểu số khó có thể thành công”.

Cần nhiều biệnpháp lớnhơn

Chính quyền Hàn Quốc đã tìm cách nới lỏng các yêu cầu đăng ký đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế bán khống, kéo dài giờ giao dịch và điều chỉnh ngày ghi nhận cổ tức, cùng nhiều hành động khác, nhằm cải thiện định giá thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng FSC cần phải nỗ lực phối hợp nhiều hơn để thúc đẩy thị trường một cách đáng kể.

Daniel Tan - Giám đốc danh mục đầu tư có trụ sở tại Singapore, Grasshopper Asset Management, cho biết: “Trong khi các sáng kiến ​​mới nhất cho thấy Hàn Quốc đang đi đúng hướng, thì cần phải thực hiện các bước lớn hơn để giải quyết các hoạt động của công ty thiên về kiểm soát các bên liên quan - thường là các gia đình sáng lập - hơn là các cổ đông nhỏ hơn”.

Tan cũng cho biết các biện pháp gần đây như thúc đẩy các công ty niêm yết thiết lập và công bố kế hoạch thúc đẩy định giá vẫn chủ yếu dựa vào nỗ lực tự nguyện, thay vì bị áp đặt như những thay đổi bắt buộc.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải thực hiện những cải cách có mục tiêu và mạnh mẽ để thị trường Hàn Quốc tiến gần đến mức phục hồi ở thị trường Nhật Bản.

Chính quyền Hàn Quốc nên thực thi luật yêu cầu các giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm nâng cao lợi nhuận của cổ đông thay vì họ chỉ “trung thành” với công ty, Jonathan Pines của Federated Hermes cho biết. Ông cũng cho biết thêm, các công ty Hàn Quốc nên đề xuất kế hoạch tăng giá cổ phiếu lên ít nhất là giá trị sổ sách.

Tỷ lệ giá trên sổ sách đo lường xem cổ phiếu của công ty có bị định giá thấp hay không, với số dưới 1 cho thấy giá cổ phiếu có thể thấp hơn giá trị hợp lý. Ví dụ: Giá trị sổ sách của Samsung Electronics đứng ở mức 1,40, trong khi giá trị sổ sách của Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan niêm yết tại Đài Loan là 5,23 và của Apple Inc niêm yết tại Mỹ là 37,80.