【bảng xếp hạng giải bo dao nha】Bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ
Vượt khó vươn lên
Ông Mai Văn Hóa năm nay 60 tuổi. Ông từng tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc giai đoạn 1978-1982. Ông Hóa trở về sau chiến tranh khi đã mất sức 33% và hưởng chế độ thương binh 4/4. Thời gian đất nước mới hòa bình,ng ybảng xếp hạng giải bo dao nha cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên gia đình ông rời Thanh Hóa vào thôn 4, xã Long Tân lập nghiệp đến nay.
Thương binh Mai Văn Hóa
Thời gian đầu trên quê mới, vợ chồng ông làm công nhân cao su. 10 năm sau, hộ ông tích cóp mua được đất rẫy. Nhờ cần cù lao động, chi tiêu hợp lý, chịu khó học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng nên 8 ha cao su, điều của gia đình luôn đạt năng suất cao. Từ đó, ông có điều kiện nuôi dạy con trưởng thành, xây dựng nhà cửa khang trang. Ông Hóa cho biết: Tuy mang trong mình thương tích nhưng tôi vẫn thấy may mắn khi còn sống, trong khi nhiều đồng đội đã hy sinh. Vì vậy, sống vươn lên không chỉ để phát triển kinh tế gia đình mà còn là trách nhiệm đóng góp xây dựng đất nước. Đó là động lực giúp tôi có nghị lực vượt khó thoát nghèo.
Không chỉ phát triển kinh tế, thương binh Mai Văn Hóa còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương. Ông từng 10 năm làm Trưởng thôn, Chi hội trưởng cựu chiến binh, Trưởng ban Công tác mặt trận… thôn 2, xã Long Tân. Bằng uy tín, gương mẫu, ông đã vận động, tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng các phong trào tại địa phương. Sự đóng góp của ông Hóa đã góp phần rất lớn làm thay đổi tích cực đời sống nhân dân và diện mạo khu dân cư.
Lấy chân thành làm cầu nối
Người dân thôn 5, xã Long Tân yêu mến thương binh Nguyễn Doãn Tía về tấm lòng của ông đối với bà con láng giềng. Ông Tía tham gia chiến trường Campuchia từ năm 1979-1983. Ông bị thương ở chân, mất sức lao động 21% và hưởng chế độ thương binh 4/4. Gia đình ông vào Bình Phước lập nghiệp từ năm 1999, đến nay nhờ chăm chỉ lao động nên kinh tế tạm ổn định.
Thương binh Nguyễn Doãn Tía
Ông Tía luôn chấp hành và thể hiện tính gương mẫu của bộ đội Cụ Hồ, sống hòa đồng với nhân dân. Với tính cách điềm đạm, ông luôn tuyên truyền để nhân dân thể hiện tinh thần yêu nước một cách đúng đắn và được người dân nể trọng. Ông Tía bộc bạch: Trong mối quan hệ làng xóm, tôi luôn coi trọng tình cảm. Lấy chân thành làm cầu nối thì tuyên truyền hay vận động gì cũng dễ. Vì vậy, tôi thường xuyên góp ý với bà con để cùng nhau làm cho trúng, đúng. Thấy sai, tôi tìm cách nói nhẹ nhàng cho bà con hiểu, chứ im lặng không xây dựng cho nhau thì ai cũng sai cả.
Bị vết thương chiến tranh hành hạ vì tái phát nhưng ông Tía vẫn cố gắng vượt qua để ổn định cuộc sống, chăm lo cho con. Đến nay đã 63 tuổi, nhưng thấy hoàn cảnh con gái lớn khó khăn do chồng mất sớm, ông bà gồng gánh để làm chỗ dựa cho con cháu tiếp tục vươn lên. Tình thương của ông Tía đối với con cháu và mọi người xung quanh khiến nhiều người nể phục.
Ông Bùi Ngọc Xuân, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Phú Riềng cho rằng: Có lối sống bình dị, nhân ái, những thương binh như ông Hóa, ông Tía rất được nhân dân yêu mến. Với phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ, các thương binh đã tỏa sáng trong thời bình bằng ý chí, nghị lực vươn lên phát triển, đóng góp cho địa phương.
Đi qua chiến tranh và để lại một phần máu xương của mình vì độc lập, tự do của đất nước nên sống trong hòa bình những thương binh như ông Hóa, ông Tía đều rất trân trọng hiện tại. Được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng chính sách, chế độ nhưng những thương binh ở xã Long Tân nói riêng và huyện Phú Riềng nói chung không ỷ lại. Họ xem đó là động lực, trách nhiệm để nỗ lực nhiều hơn, tỏa sáng tinh thần bộ đội Cụ Hồ trong cuộc sống hôm nay.