【bon da lu】Thấy gì từ vụ án bầu Kiên ?

Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên,ấygìtừvụánbầuKiêbon da lu người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng.

Vụ án bầu Kiên sẽ đi vào lịch sử ngành ngân hàng và bóng đá

Vụ án bầu Kiên sẽ đi vào lịch sử ngành ngân hàng và bóng đá

Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì?

Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm chăm làm giàu sao cho nhanh nhất chứ không nghĩ đến sự bền vững hay nền sản xuất thật. 

Một thời kỳ hoang dã

Bất kể sự đối đáp của Bầu Kiên và các bị cáo khác có sắc bén đến đâu, họ cũng không phủ nhận được một số điểm then chốt. Dù không cần đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng có thể khẳng định được một số điểm này:

- Một thời gian dài ngân hàng huy động vốn của dân, thay vì tìm cách cho vay để kinh doanh tiền tệ một cách bình thường, ngân hàng lại giao tiền cho nhân viên đi gởi vào ngân hàng khác. Tranh luận chuyện này có trái luật không thì hãy để tòa ra phán quyết nhưng chắc chắn nó trái với mọi lề thói kinh doanh ngân hàng bình thường trên thế giới. Tiền chạy từ ngân hàng sang ngân hàng theo kiểu như thế tạo ra những tài sản ảo, tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo – rõ ràng đã góp phần vào những cơn rúng động suýt gây ra đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng.

- Tiền một ngân hàng huy động từ người dân lại được giao cho nhân viên gởi vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Điều đó có nghĩa các ngân hàng hoàn toàn không cạnh tranh dựa trên các quy luật thông thường (nếu có thì tại sao ngân hàng kia không tự mình huy động vốn trong dân để khỏi chịu lãi suất cao hơn?) Mọi quy luật thị trường bị bóp méo, có thể ngân hàng bị thiệt nhưng cá nhân lại hưởng lợi mà không có cơ chế nào ngăn cản được.

- Một công ty đăng ký thành lập cứ khai vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng rồi lại phát hành trái phiếu trị giá cả ngàn tỷ đồng nữa để bán cho ngân hàng. Thử hỏi ở một nền kinh tế phát triển bình thường, làm sao có thể có chuyện một công ty mới thành lập lại dễ dàng phát hành trái phiếu như thế? Tất cả quy trình soát xét bình thường đã bị bỏ qua; ngân hàng cũng bỏ qua các động tác due diligence (thẩm tra đánh giá) cần thiết mà nhắm mắt mua trái phiếu vô giá trị kia. Đó không phải là sự thao túng ngân hàng bất kể thiệt hại của cổ đông thì là gì nữa.

- Chính việc phát hành trái phiếu dễ dàng thời đó là khe hở để nhiều tay tài phiệt góp vốn sở hữu nhiều ngân hàng mà thực chất không góp gì cả. Đây chính là khởi đầu của hiện trạng sở hữu chéo thành một mớ bùng nhùng mà cho đến giờ vẫn chưa gỡ ra hết. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích từng miêu tả hiện tượng này trên TBKTSG: “Theo mô tả, họ bán trái phiếu, thí dụ, cho ngân hàng A; rồi lấy tiền vay được đi mua cổ phần của vài ngân hàng như B, C, D; tiếp theo đó họ thế chấp cổ phiếu mới mua cho ngân hàng A để bảo đảm trả nợ và số còn lại đem chi dùng cá nhân. Số tiền vay mượn kiểu ấy lên đến hàng ngàn tỉ đồng” (TBKTSG 30-8-2012).

- Hàng loạt các hoạt động khác chỉ có trong hệ thống ngân hàng thời kỳ đó như để công ty chứng khoán do chính ngân hàng thành lập mua cổ phiếu chính mình.  

Đối chiếu chỉ một điểm là phát hành trái phiếu rồi sử dụng tiền đó để thao túng ngân hàng, tức không dùng tiền phát hành trái phiếu vào đúng mục đích khi phát hành thì những tội danh mà Viện Kiểm sát khép cho Bầu Kiên là không đúng thực chất và dễ bị bác bỏ.

Rõ ràng hệ thống luật pháp cho giai đoạn hậu WTO còn rất sơ khai. Nó để cho người đi vay nợ (phát hành trái phiếu) không bị ràng buộc gì về việc bảo đảm trả nợ; bất chấp quyền  lợi của các chủ nợ. Nó để cho người giữ tiền ký thác (ngân hàng) xuất tiền vung vẩy, bất kể trái phiếu có bảo đảm hay không, cứ mua bừa, cả trái phiếu lẫn cổ phiếu!  Luật pháp ở trạng thái ấy đã giúp người có thế lạm dụng của cải xã hội cho lợi ích riêng.

Những hành vi như kinh doanh trái phép, trốn thuế, làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng có thể chưa cấu thành tội danh vì lúc đó luật pháp còn thiếu sót.

Và đó chính là bi kịch để một kẻ từng thao túng thị trường như Bầu Kiên lại trở thành một người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.

Và vẫn chưa giải quyết dứt khoát

Phiên tòa xử Bầu Kiên nói đúng ra phải là phiên tòa xử cả hệ thống ngân hàng, tài chính thời kỳ đó khi ngoài Bầu Kiên, hàng loạt nhân vật khác cũng sử dụng đúng những chiêu trò đó để kinh doanh hưởng lợi nhanh chóng, làm giàu qua đêm.

Vì vậy ý nghĩa của phiên tòa không phải là phạt tù cho bằng được Bầu Kiên và những nhân vật khác. Ý nghĩa của phiên tòa là rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống luật tài chính bảo vệ chủ nợ; trừng phạt việc lấy tiền ký gửi của dân chúng đem ra cho vay vung vẩy để kiếm lời; và không để giới tài phiệt thao túng thị trường. Nếu không sòng phẳng chỗ này thì tình trạng mơ hồ, lách luật, không thượng tôn pháp luật vẫn diễn ra.

Một khi đã xác định được như thế thì các cơ quan chức năng đã có thể yêu cầu người đại diện khi trả lời trước tòa có thể nêu quan điểm rõ ràng, dứt khoát và không e ngại tiền lệ gì nữa cả, nhất là với các vấn đề kỹ thuật mang tính chuyên môn trong thẩm quyền của họ. Điều các vị đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có thể khẳng định trước tòa là cơ quan hành chính không có thẩm quyền giải thích luật hay phán xét làm như thế nào là đúng luật, làm như thế nào là trái luật – đó là nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tòa án.

Viện Kiểm sát cũng có thể thay đổi kết luận với những tội danh không thể buộc vì luật chưa quy định, làm như thế không phải vì chịu thua lập luận của bất kỳ ai mà vì tính chính danh của nhiều hoạt động kinh tế. Ở các nước, giám đốc tài chính phải ngày đêm lo nghĩ chuyện đầu tư tiền mặt của một doanh nghiệp sao cho có lợi nhất ở mức an toàn họ sẵn sàng chấp nhận, từ mua trái phiếu chính phủ đến mua cổ phiếu công ty.

Những hoạt động tài chính như thế mà buộc thành tội vì chưa đăng ký vào giấy phép sẽ làm tê liệt khả năng làm cho tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp sinh sôi nẩy nở; để họ không phải đi vay ngân hàng mà dựa vào thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp phải tạo ra của cải cho nền kinh tế quốc dân bằng khả năng sản xuất của mình và tài năng làm cho tiền nẩy nở thêm lên bằng cách đầu tư vào thị trường khác, doanh nghiệp khác. Chính quyền phải coi hoạt động đầu tư tài chính là việc bình thường ở mọi doanh nghiệp.

Tội phạm kinh tế nên trừng phạt bằng biện pháp kinh tế. Nên chọn những tội danh mà các bị cáo sẵn sàng nhận chịu với sự tâm phục khẩu phục, kèm theo các biện pháp kinh tế, nhất là với các khoản phát hành trái phiếu trái phép – chừng đó cũng đủ làm gương cho thị trường.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn