【tỉ số ac】Nỗi lo tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông (TNGT) để lại hậu quả lớn cho người thân của nạn nhân và gánh nặng không nhỏ cho xã hội. Để kiềm chế,ỗilotainạtỉ số ac kéo giảm TNGT cần tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Bài 2: Nhiều giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông

47 vụ TNGT, làm 41 người chết, 23 người bị thương trong 4 tháng đầu năm đồng nghĩa với việc có 41 gia đình đã vĩnh viễn mất đi người thân yêu, 23 gia đình có người thân mang thương tật. Cơm, áo, gạo, tiền sẽ đè nặng hơn đối với các gia đình này...

Sau khi anh Hải mất, mọi việc gia đình đè nặng trên vai chị Phúc (bên trong).

Khó khăn chồng chất

Một ngày của tháng 5, chúng tôi tìm đến nhà chị Ngô Thị Hạnh Phúc, ở ấp 6, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (có chồng là anh Huỳnh Thanh Hải tử vong cách đây hơn 2 tuần do TNGT), cũng là lúc gia đình tổ chức cúng tuần cho anh. Trong căn nhà cấp 4 có hai mẹ con chị và cha mẹ chồng, ai nấy đều buồn bã bởi anh ra đi quá đột ngột.

Vợ chồng chị Phúc lấy nhau gần 20 năm, có được một đứa con gái đang học lớp 10 tại Trường THPT Vị Thanh. Do gia cảnh hai bên nghèo khó, khi ra riêng, anh chị được cha mẹ chồng cho một nền nhà. Để lo cuộc sống, vợ chồng chị làm thuê với đủ thứ nghề.

Cách đây khoảng 5 năm, anh chị mướn quán nhỏ gần cầu Ba Liên (giáp xã Vị Đông, huyện Vị Thủy và phường V, thành phố Vị Thanh) để bán hủ tiếu gõ. Hơn 2 tuần trước, anh đã một đi không trở lại.

Chị Phúc kể, lúc đó khoảng 20 giờ 30 phút, sau khi bán hủ tiếu xong, anh chị loay hoay dọn đồ về. Khi đang dọn, anh nghe có vụ TNGT trên cầu Ba Liên nên chạy đến hỗ trợ. Trong lúc giúp đỡ người bị nạn, anh Hải bị một người đàn ông điều khiển phương tiện tham gia giao thông hướng từ xã Vị Đông đi thành phố Vị Thanh tông vào.

Kể từ ngày anh Hải ra đi mãi mãi đến nay, mẹ con chị Phúc ngày nào cũng nước mắt ngắn dài. Rồi quán hủ tiếu gõ cạnh cầu Ba Liên cũng chưa xác định chừng nào chị bán trở lại. “Bây giờ tôi không biết nương tựa vào ai, làm gì để lo cuộc sống và con ăn học. Trước đây, sớm tối gì cũng có hai vợ chồng, nay phải lo liệu ra sao”, chị Phúc buồn bã nói.

Đó là một trong rất nhiều gia đình khó khăn, bế tắc khi có người thân tử vong do TNGT. Tuy mỗi gia đình là mỗi hoàn cảnh, nỗi đau khác nhau, nhưng tất cả cùng một điểm chung là mất mát, đau thương không gì bù đắp được.

Hậu quả của TNGT không chỉ là nỗi ám ảnh rất khó xóa nhòa trong tâm trí của người thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống đối với nhiều gia đình mà còn là gánh nặng chung cho toàn xã hội.

Theo ngành chức năng, hầu hết các gia đình có người thân tử vong, thương tật do TNGT là trụ cột trong gia đình. Khi sự cố xảy ra thì kinh tế dần đi xuống, điều kiện học tâp của con cái họ có thể không còn. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ, giúp đỡ những trường hợp như thế nhưng chỉ góp phần động viên, an ủi phần nào.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Quả thật, hậu quả để lại cho các gia đình có người thân tử vong, thương tật do TNGT gây ra là rất nặng nề. Để đảm bảo ATGT và tính mạng cho người trực tiếp tham gia giao thông, các cấp, các ngành chức năng đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, góp phần kiềm chế, kéo giảm TNGT trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể trên tuyến Quốc lộ 1 và Quốc lộ 61, qua công tác khảo sát, Ban ANGT tỉnh đã chỉ ra một số điểm bất cập, đồng thời đề xuất những biện pháp khắc phục, như đối với hệ thống đèn chiếu sáng và đèn nhấp nháy.

“Về việc lắp đèn chiếu sáng, chúng tôi đã lắp ở đoạn gần Công ty TNHH Thủy sản Việt Hải (trên Quốc lộ 1 - PV); về đèn nhấp nháy, chúng tôi đã lắp ở điểm cắt gần UBND xã Tân Long, điểm cắt dẫn vào xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy; và đầu đường dẫn vào xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A. Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất bộ, ngành liên quan điều chỉnh lại tốc độ đoạn từ thị trấn Cái Tắc đến thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A là đối với môtô 50km/giờ, đối với ôtô là 60km/giờ”, ông Nguyễn Lâm Thành, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh, thông tin.

Cùng với đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là đối với người điều khiển phương tiện ở các tỉnh khác đi qua địa bàn Hậu Giang, như: Treo hình ảnh trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông.

Đối với các tuyến lộ nông thôn, đại tá Võ Chí Thanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, cho biết: “Chúng tôi sẽ tham mưu lên lãnh đạo yêu cầu ngành chức năng, địa phương chỉ đạo công an cấp xã đẩy mạnh công tác tuần tra giao thông ở địa bàn nông thôn, góp phần giúp cho lực lượng công an tỉnh và huyện có nhiều thời gian tăng cường tuần tra trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ”.

Ngoài các biện pháp trên, ngành chức năng còn nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể và ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT đến các đối tượng cần tuyên truyền.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục xử lý những bất cập trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, rà soát lại hệ thống biển báo, biển quy định tốc độ để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp; thường xuyên phát quang, sửa chữa cầu, đường, kẻ vẽ tim đường, vạch sang đường dành cho người đi bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; tăng cường siết chặt quản lý kinh doanh vận tải bằng ôtô; có biện pháp ngăn chặn tình trạng quá tải từ khi xếp hàng hóa. Duy trì hoạt động trạm kiểm tra tải trọng xe suốt ngày và tất cả các ngày trong tuần, đồng thời kết hợp sử dụng bộ cân xách tay để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm cố tình né tránh trạm cân.

Theo ông Nguyễn Lâm Thành, thời gian qua, việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã được nâng lên nhưng vẫn còn không ít trường hợp vi phạm. Thời gian tới, đơn vị sẽ kiến nghị xử lý nghiêm những trường hợp như thế, góp phần kéo giảm TNGT.

“Chúng tôi còn kiến nghị bộ, ngành sớm sửa đổi Thông tư số 01 của Bộ Công an về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông”, ông Thành cho biết thêm.

TNGT xảy ra để lại hậu quả, nỗi đau của người bị thương cùng gia đình nạn nhân tử vong và xã hội là không kể xiết. Để tránh TNGT đáng tiếc, mỗi người tham gia giao thông cần đề cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, điều đó chính là văn hóa trong giao thông, là sự an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Bài, ảnh: NHẬT TÂN