Bài thuốc dân gian,êngiacảnhbáovềnhữngsailầmtrongđiềutrịungthưket qua cadiz cây lá chữa được ung thư?
Rất nhiều bạn đọc đã gửi câu hỏi đến các chuyên gia về các loại cây lá, bài thuốc cổ truyền có chữa được ung thư hay không. Một bạn đọc hỏi cây Trinh nữ Hoàng Cung được quảng cáo chữa khỏi ung thư có đúng không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cây Trinh nữ Hoàng cung không phải thuốc chữa bệnh mà chỉ là bài thuốc hỗ trợ những người ung thư tử cung, ung thư tiền liệt tuyến… Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô đã áp dụng cho người bệnh uống để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không thể chữa được ung thư. PGS.TS Phạm Duệ - Bác sĩ cao cấp của Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai lưu ý, hiện đang có một loại cây khác rất giống cây Trinh nữ Hoàng Cung, khi đặt hai loại cây này cạnh nhau khó có thể phân biệt, rất dễ nhầm lẫn. Vậy nên, cần hết sức cẩn trọng.
Trả lời câu hỏi: cây xạ đen có thật sự chữa được ung thư, TS Phạm Duệ cho biết, theo kiến thức cập nhật từ Viện Dược liệu, thì xạ đen quả thật có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Về lâm sàng thực nghiệm người ta thấy thế và được dân gian thử nghiệm và các bệnh nhân ung thư dùng nhiều. Trong đó có những bệnh nhân phối hợp nhiều biện pháp chữa trong đó có dùng xạ đen thì người ta khỏi bệnh. Tuy nhiên quá trình chữa ung thư về mặt khoa học phải phối hợp rất nhiều yếu tố trong đó có nhiều biện pháp chữa theo phác đồ truyền thống. Về các bài thuốc dân gian như bài thuốc “bạch hoa xà, bán chi liên”, TS Duệ cho rằng, các bài thuốc cổ truyền, người ta không đi sâu vào được cơ chế nhưng sàng lọc qua rất nhiều thế hệ dùng, người ta thấy có ích rồi chắt lọc ra. Tuy nhiên, để khẳng định chữa được bệnh ung thư cần phải có đánh giá khoa học cụ thể.
Bệnh nhân ung thư luôn quá quá tải tại các bệnh viện.
Thiền không thể thải tế bào lạ
Thiền, khí công, luyện công để đẩy lùi tế bào ung thư là mối quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Giải đáp vấn đề này TS Phạm Duệ nói: Tôi có biết nhiều đến các bài tập ngồi thiền hay khí công. Nhưng để có đủ kiên trì cũng như thời gian để mà tham gia trường phái thiền rồi ngồi tĩnh lặng hàng tiếng đồng hồ thì quả thực là cũng khó. Để làm điều này cần phải có thời gian. Phải công nhận là những phương pháp này rất có ích cho sức khỏe, có thể giúp chúng ta thải độc một số chất độc trong cơ thể, giúp giảm mệt mỏi, nhưng khó mà thải thải tế bào lạ. Tuy nhiên thiền, khí công có thể tham gia cùng với nhiều yếu tố phòng bệnh khác, ví dụ như chế độ ăn uống cân đối, ..., để ngăn ngừa cơ thể sinh ra tế bào lạ. Đấy là một trong những cách phòng bệnh của thiền để tăng cường sức khỏe nói chung và đưa cơ thể trở thành trạng thái tĩnh, để cơ thể có thời gian để có thể tự điều chỉnh cho mình, giúp cho cơ thể lập lại một số cân bằng trong cơ thể, có ích cho sức khỏe. Theo tôi, các biện pháp ngồi thiền hay dùng năng lượng vũ trụ là các biện pháp tập luyện tốt cho sức khỏe, còn nói có thể đào thải tế bào lạ thì chẳng có cơ sở nào cả.
Các độc tố là thủ phạm hàng đầu gây ung thư
TS Phạm Duệ cảnh báo, hiện đang có 80 nghìn loại hóa chất đang tồn tại quanh chúng ta. Ngoài hóa chất công nghiệp, thì độc tố còn xuất hiện hàng ngày từ hóa chất nông nghiệp, hóa chất gia dụng trong buồng tắm, trong bếp, dược phẩm. Độc tố cũng có thể đến từ cây cỏ, thực phẩm như gạo, ngô, vi sinh vật, như vậy là có quá nhiều độc tố đang tồn tại xung quanh chúng ta. Mỗi loại độc tố có cơ chế gây bệnh khác nhau, bệnh cảnh ngộ độc khác nhau.
Có hai loại ngộ độc là ngộ độc cấp và mãn. Đa số độc tố là mãn tính gây nên thay đổi từ từ khó nhận biết. Một ngày nào đó cơ thể mệt mỏi được chẩn đoán như suy nhược cơ thể, mất ngủ,... toàn bệnh mạn tính.
Ngộ độc mãn là điều chúng ta thường bỏ qua. Có những tác động liên độc tố, mãn tính gây nguy hiểm như ngộ độc chì. Theo nghiên cứu Viện Vệ sinh Môi trường và Sức khoẻ Lao động, về nhiễm độc chì, xét nghiệm ở một vùng cho thấy 100% trẻ em ở đây nhiễm độc chì. Độc tố vào cơ thể tác động rất nhiều, tác động tới mức tế bào và tới toàn cơ thể. Độc tố "thích" cơ quan nào đó, hoặc cơ quan nào đó "thích" thì sẽ nặng hơn. Độc tố mãn tính có thể dễ dàng dẫn tới ung thư.
Bệnh nhân ung thư đang ngày càng gia tăng.
Hãy điều trị ung thư đúng cách
Đó là lời khuyến cáo của TS Phạm Cẩm Phương – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai. Theo TS Phương, các biện pháp điều trị bệnh ung thư bao gồm các phương pháp chính là phẫu thuật, hóa chất, xạ trị và các liệu pháp miễn dịch. Các biện pháp điều trị khác chỉ mang tính hỗ trợ chứ không nên bỏ qua các phương pháp điều trị chính thống. Đối với bệnh ung thư, bệnh nhân cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa ung thư và tư vấn bác sĩ các phương pháp điều trị. Bệnh ung thư cần được phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao. Đừng “vái tứ phương” không có tác dụng mới đến điều trị tại bệnh viện thì khi đó đã quá muộn. Hiện có rất ít bệnh nhân ung thư được chẩn đoán sớm và điều trị sớm, hầu hết ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Do đó việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí điều trị tăng cao.
Vì vậy đừng ngộ nhận các phương pháp chữa ung thư không có cơ sở khoa học. Đừng nghĩ rằng không ăn thì khối u không phát triển, đây là một điều hoàn toàn sai lầm, khối u vẫn phát triển và lấy các chất của cơ thể bạn dù bạn có ăn hay không? Nếu không ăn uống sẽ dễ suy kiệt, suy mòn do ung thư, không đủ sức khỏe theo các liệu trình điều trị tiếp theo để giảm nguy cơ tái phát của bệnh ung thư, phòng ngừa tình trạng di căn sau này. Không tiếp nhận hóa trị, xạ trị mà chỉ uống, bôi các loại cây lá, bài thuốc dân gian cũng là một sai lầm khá phổ biến khiến bệnh ung thư càng tăng tốc đến giai đoạn cuối nhanh hơn. Một điều mà TS Phương muốn gửi gắm đến các bệnh nhân ung thư là hãy tin tưởng vào các bác sĩ, không may mắc bệnh cần lạc quan để chiến đấu chứ không nên đầu hàng ung thư.
Theo sức khỏe đời sống
Thuốc điều trị ung thư docetaxel gây cảm giác say rượu