Thị trường chứng khoán Việt Nam lệch nhịp khá nhiều so với các thị trường khác. Tiêu biểu như chứng khoán Mỹ,ânghạngvàđìnhchiếnthươngmại–niềmhivọngcủathịtrườngthákq pha kể từ đầu tháng 4 tới giờ chỉ số S&P 500 tăng trưởng khoảng 4% trong khi đó VN-Index giảm 0,23%.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cuối cùng cũng đã lý giải hiện tượng lệch pha này. Trong khi các doanh nghiệp của Mỹ thuộc S&P 500 tới 73% là lãi vượt kỳ vọng thì các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng lợi nhuận thấp, nhiều doanh nghiệp lỗ. Đại hội cổ đông nhiều tin kém tích cực khi lãnh đạo doanh nghiệp tiết lộ giai đoạn khó khăn phía trước và đặt mục tiêu kinh doanh thấp. Mặc dù các con số vĩ mô có thể vẫn tốt, nhưng không ai hiểu về những khó khăn trong hoạt động hơn chính lãnh đạo đạo của doanh nghiệp.
Chính vì vậy thị trường Việt Nam trải qua một chu kỳ kết quả kinh doanh quý 1 không để lại dấu ấn gì. Rất hiếm cổ phiếu có được tốc độ tăng trưởng khá trong thời gian này, trừ vài cổ phiếu đặc biệt được đầu cơ, hay nhóm dầu khí “ăn theo” giá dầu. Thị trường thường có câu thành ngữ “Bán tháng 5” (Sell in May), thị trường đã không hề tăng trưởng trong 2 tháng gần nhất thì liệu tháng Năm có phải là tháng tồi tệ?
Bình thường thị trường tháng 5 có chung quy luật là thiếu vắng thông tin hỗ trợ sau khi kết quả kinh doanh quý 1 đã xong, quý 2 chưa tới. Tháng 5 thường là thời điểm thị trường ít biến động nên nhà đầu tư mới không mặn mà với thị trường chứ không phải là sẽ rơi vào đợt suy giảm. Nếu thị trường có đợt tăng trưởng trong mùa báo cáo tài chính quý 1 thì tháng 5 có khả năng cao là thời gian điều chỉnh để cân bằng. Ngược lại, nếu thị trường không tăng trưởng trước đó thì các thông tin bất lợi cũng đã được hấp thụ.
Riêng tháng 5 năm nay, thị trường có yếu tố để chờ đợi và kỳ vọng. Đây là các yếu tố đặc thù mang tính thời điểm mà các năm trước không hề có. Do vậy nếu thị trường phản ứng tích cực, tháng 5/2019 thậm chí có thể là một tháng tăng trưởng.
Yếu tố đầu tiên là kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Theo thông tin được tiết lộ từ đầu tuần trước, thì kết cục của cuộc đàm phán dai dẳng “sẽ được biết trong vòng 2 tuần tới”, có nghĩa là khả năng kết thúc vào cuối tuần này. Mặc dù về mặt thời điểm có thể không chính xác tuyệt đối, nhưng kể từ sau khi hai bên tạm “đình chính”, cuộc đàm phán đã kéo dài hơn hai tháng. Sự kiên nhẫn là có giới hạn và cuối cùng cuộc chiến cũng phải đi đến một kết thúc rõ ràng: Hoặc sẽ bình thường hóa, hoặc sẽ leo thang lên cấp độ mới.
Tháng 5 khả năng rất cao sẽ là thời điểm thông tin cuối cùng được sáng tỏ. Theo những gì được rò rỉ trong suốt hai tháng đàm phán, dường như cả hai bên đều muốn kết thúc căng thẳng và tiến gần hơn tới một thỏa thuận. Nếu điều này xảy ra, cả thế giới có thể thở phào nhẹ nhóm và các thị trường chứng khoán có lý do để tích cực hơn.
Đối với Việt Nam, sự kiện “sát sườn” hơn cũng tới trong tháng 5 là MSCI có thể công bố nâng hạng lên mới nổi cho thị trường chứng khoán Argentina vào ngày 13/5 tới. Thị trường này hiện đang cùng hạng “cận biên” với Việt Nam. Khi Argentina được nâng hạng thì các thị trường khác sẽ hưởng lợi từ dòng vốn cơ cấu danh mục của các quỹ thị trường cận biên đang đầu tư vào Argentina. Dòng vốn này sẽ phải phân bổ vào các thị trường cận biên còn lại. Việt Nam là một trong những thị trường hưởng lợi nhiều nhất.
Đã có vài con số ước tính thay đổi dòng vốn đầu tư như vậy, quy mô khoảng vài chục triệu USD. Các ước tính không chính xác tuyệt đối, nhưng điểm chung là sẽ có sự chuyển hướng vào Việt Nam. Các quỹ thụ động này sẽ mua trực tiếp trên thị trường và từ đó có thể theo dõi được tín hiệu của dòng tiền từ số liệu giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Thông thường dòng vốn này sẽ có dư địa khoảng 2 tuần kể từ khi MSCI công bố chính thức. Do vậy các giao dịch có thể được thực hiện trong khoảng 2 tuần cuối tháng 5.
Trọng Nghĩa