Chủ tịch VCCI: Kiến nghị Chính phủ xây dựng hệ sinh thái phát triển bền vững | |
VBF 2018: Chính sách thuế phải khuyến khích đầu tư,ữakỳCầnmôitrườngkinhdoanhcôngbằngchopháttriểnbềnvữbang xep hang bong da duc 2 thúc đẩy doanh nghiệp phát triển | |
Đại diện Nhật Bản, Hàn Quốc kiến nghị tại Diễn đàn VBF 2018 |
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều kiến nghị tại VBF giữa kỳ 2019. Ảnh: H.Dịu |
Sự kiện có sự tham gia của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành của Chính phủ cùng hơn 300 đại diện đến từ các hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp trên cả nước.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) được tổ chức 2 lần một năm là một cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thuận lợi hoá môi trường đầu tư, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc VBF, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thông qua nhiều kênh đối thoại, trong đó Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam là một diễn đàn quan trọng đã gặt hái được nhiều thành công, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư đã cùng thảo luận, chia sẻ, trao đổi cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề đặt ra của nền kinh tế, của sản xuất, kinh doanh, phát triển và kết nối doanh nghiệp để cùng xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, xây dựng và củng cố niềm tin, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Tuy nhiên, vị này cùng thẳng thắn nhìn nhận, 6 tháng đầu năm 2019, bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đã có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó khăn, thách thức đan xen. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA là áp lực lớn đối với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng, hiệu quả.
Để khắc phục những tồn tại này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên định và quyết tâm cải cách, đổi mới toàn diện nền kinh tế theo hướng: Một là, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hai là xây dựng bộ máy kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ; tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi… Ba là đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử; đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính thực chất, tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp.
Cũng tại diễn đàn, theo bà Virginia B.Foote, đồng Chủ tịch Liên minh VBF, Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, các doanh nghiệp rất cần các chính sách công bằng, cơ sở hạ tầng hành chính dễ đoán.
Đặc biệt, bà Virginia B.Foote cho rằng, Việt Nam là quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn nên cần nền kinh tế tái tạo, sử dụng chất thải hợp lý để tạo sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Nói về những mong muốn của doanh nghiệp, TS. Vũ Tiến Lộc, đồng Chủ tịch Liên minh VBF, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, các doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hội nhập, đặc biệt là “tin vui” từ EVFTA sẽ được ký kết vào cuối tháng 6 này; nhờ đó sẽ khơi thông dòng chảy đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trước những hạn chế còn tồn tại, Chủ tịch VCCI kiến nghị Chính phủ cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn về thủ tục hành chính, cần sự nhất quán, tránh tình trạng “mỗi nơi hiểu một kiểu”; hơn nữa, để khởi thông nguồn vốn, Chính phủ cần sớm thúc đẩy ban hành luật về đối tác công tư, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào các dự án lớn…
Cũng trong khuôn khổ VBF, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đã nêu ra nhiều kiến nghị về các vấn đề như: cơ sở hạ tầng, thị trường vốn, thuế và hải quan, đầu tư và thương mại… Các doanh nghiệp này mong muốn Chính phủ thúc đẩy mạnh hơn các cải cách thể chế, pháp lý, tăng tốc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…