Thẩm mỹ “chui” thách thức ngành y tế TP. Hồ Chí Minh Phát hiện cơ sở thẩm mỹ “chui” giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng |
Khách sạn,chuikeocacuoc nhà trọ... thành nơi phẫu thuật thẩm mỹ
Hiện nay dịch vụ thẩm mỹ “chui”, hoạt động "trá hình" ngày càng tinh vi và có xu hướng chuyển vào các cơ sở có thể né tránh cơ quan quản lý Nhà nước như khách sạn, spa, nhà trọ…
Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh vừa cứu sống một trường hợp tai biến sau phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng. |
Điển hình mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, một trường hợp tai biến y khoa do tiêm filler đã xảy ra trên địa bàn.
Cụ thể ngày 17/7, một thanh niên sinh năm 2002 ở Đồng Nai tiêm filler phong thủy (tiêm vùng mũi) tại địa chỉ 361 Bà Hạt, Phường 4, Quận 10. Sau khi tiêm 5 phút, người này xuất hiện đau đầu kèm nôn ói, đau mắt phải - nhìn mờ, chóng mặt nhập khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115 và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với Phòng Y tế Quận 10, chính quyền Phường 4, Quận 10 kiểm tra, xác minh tại địa chỉ trên và ghi nhận: Phía trước là biển hiệu kinh doanh “Bánh mì, xôi mặn Ngọc Ánh”, tầng 1 là nhà trọ sinh viên thuê; Việc thực hiện tiêm filler diễn ra tại tầng 1 khu nhà trọ sinh viên; filler tiêm vào nạn nhân được mua trên mạng với giá 300.000 đồng/1cc; Cơ sở không có hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh: không chỉ chủ cơ sở thẩm mỹ vi phạm pháp luật mà hiện nay tồn tại việc các bác sĩ hành nghề trong lĩnh vực này cũng có hành vi đi ngược lại với đạo đức nghề. Nghiêm trọng hơn là tồn tại việc việc khám, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, nhiều cơ sở thẩm mỹ không được phép phẫu thuật thẩm mỹ nhưng lại quảng cáo rất rầm rộ các dịch vụ như nâng ngực, hút mỡ, nâng mũi… và đã gây ra tai biến rất nặng. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với ngành y tế trong việc quản lý các hoạt động cung ứng dịch vụ.
Trước vấn đề trên, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường quản lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ trên địa bàn như: Các cơ sở khám, chữa bệnh tăng cường báo cáo nhanh về Thanh tra Sở Y tế khi tiếp nhận các bệnh nhân có dấu hiệu là tai biến do can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ; Sở, ngành và chính quyền địa phương đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra và xử lý các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không phép, các cơ sở hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm mỹ “trá hình” tại các khu vực nhà trọ, khách sạn …
Khuyến khích người dân khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ về các hoạt động y tế trái phép thì cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Cơ quan chức năng phát hiện một cơ sở thực hiện tiêm filler không phép (ảnh: Phòng Y tế Quận 10, TP. Hồ Chí Minh cung cấp). |
Trách nhiệm không chỉ riêng ai...
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung - Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngoài các giải pháp trên thì việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm của các cơ sở thẩm mỹ vẫn còn rất nhẹ nên chưa đủ sức răn đe.
"Hiện tại việc xử lý vi phạm pháp trong lĩnh vực thẩm mỹ quá nhẹ tay. Một người không có giấy phép hành nghề thì người đó không phải là bác sĩ. Cơ sở không được cấp phép mà chỉ xử phạt hành chính là không nghiêm minh. Cần phải xem đây là hành vi xử lý theo luật hình sự chứ không thể chỉ bồi thường hay thương lượng", bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung nói.
Tương tự, bác sĩ Trịnh Quang Đại - Trưởng khoa gây mê hồi sức, Trưởng đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, thẩm mỹ "chui", không phép đang hoạt động tràn lan, đặc biệt ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tồn tại cả việc đi ra khách sạn, spa, phòng trọ... để mổ và đa số không phải là người hoạt động trong lĩnh vực y tế. Do đó, để "nhổ tận gốc" vấn đề này thì trách nhiệm không của riêng ai. Cần thêm những giải pháp quyết liệt hơn với sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các dịch vụ thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ không phép.
Ngoài ra khi nói về vấn đề xử lý vi phạm pháp trong lĩnh vực thẩm mỹ, bác sĩ Đại cũng cho rằng cần tăng thêm mức độ xử phạt thật nặng. Bởi có một số trường hợp gây chết người vẫn chỉ xử lý ở mức độ thương lượng, bồi thường, xử phạt... mức độ này chưa đủ răn đe.
Yêu cầu các cơ sở thẩm mỹ, bác sỹ... cung cấp pháp lý Bác sỹ Trịnh Quang Đại - Trưởng khoa gây mê hồi sức, Trưởng đơn vị phẫu thuật thẩm mỹ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho rằng, hoạt động thẩm mỹ “chui” ngày càng tinh vi và có xu hướng chuyển vào các cơ sở có thể né tránh cơ quan quản lý Nhà nước như khách sạn, spa, nhà trọ… Do đó, trước khi thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ, người được làm nên hỏi rõ: Cơ sở đó có giấy phép hay không? Bác sĩ nào làm? Bác sĩ đó có giấy phép hay không? Đặc biệt cần yêu cầu cơ sở đó cung cấp giấy tờ liên quan pháp lý... để hạn chế tối đa rủi ro. |