Chính phủ sẽ kiến nghị Quốc hội xem xét cấp thị thực điện tử cho công dân đến Việt Nam của tất cả các nước và vùng lãnh thổ. Như vậy,ệptrôngvàotínhiệuchínhsáketquabongda việt nam cam kết của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chính sách visa sau hàng loạt kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong 2 tuần qua đã được thực hiện.
Nỗi lo “đi trước, về sau” của du lịch Việt Nam đã bắt đầu được gỡ những nút thắt lớn đầu tiên để bắt kịp xu hướng phát triển mới của du lịch thế giới sau đại dịch.
Ảnh minh họa |
Cụ thể, trong thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp liên quan đến việc miễn thị thực đơn phương của Việt Nam cho công dân các nước và một số chính sách mới trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoàitại Việt Nam, các bộ sẽ báo cáo Chính phủ đệ trình Quốc hội xem xét đưa vào nghị quyết chung của Quốc hội tại kỳ họp thứ năm (diễn ra vào tháng 5/2023) đối với 3 nội dung.
Một là, nâng thời hạn thị thực không quá 30 ngày lên không quá 3 tháng, có giá trị một lần hoặc nhiều lần.
Hai là, cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ.
Ba là, nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.
So với các kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và cả đề xuất của Bộ Công an trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các phương án trên đều cởi mở hơn.
Tất nhiên, chỉ riêng sự thay đổi trong chính sách visa là chưa đủ để ngành du lịch Việt Nam tìm lại sự năng động và hấp dẫn vốn có, cũng chưa đủ để tìm ngay lại con số 18 triệu lượt du khách quốc tế đến Việt Nam tại thời điểm trước Covid -19, song đã gửi đi thông điệp quan trọng với các doanh nghiệp trong ngành du lịch nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Đó là Chính phủ đang thực hiện cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển một cách nhanh nhất, trách nhiệm nhất.
Tuy vậy, vẫn còn những đề xuất, kiến nghị mà doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trực tiếp gửi tới người đứng đầu Chính phủ trong các cuộc làm việc gần đây. Có thể kể tới những khó khăn trong thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, các đề xuất về lộ trình rõ ràng cho điện gió, cải cách chính sách thuế khi thuế tối thiểu toàn cầu sắp được áp dụng…
Đặc biệt, trong bối cảnh hoạt động sản xuất - kinh doanh đang đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều doanh nghiệp buộc phải gửi các kiến nghị về việc thời gian hoàn tất nhiều loại thủ tục hành chính còn quá dài, thậm chí tới 6 tháng mà chưa có kết quả (chẳng hạn thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài).
Nhiều doanh nghiệp nói, chính khoảng thời gian chờ đợi và sự không rõ ràng trong thủ tục hành chính đã làm khó, thậm chí vô hiệu hóa không ít kế hoạch trở lại, phục hồi và phát triển của doanh nghiệp sau những biến cố dị biệt của kinh tếthế giới, sự chuyển dịch của hành vi người tiêu dùng…
Trở lại với ngành du lịch, trong tháng 3/2023, đây là nhóm ngành duy nhất có sự gia tăng về số doanh nghiệp thành lập mới, với 25.427 doanh nghiệp, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2023, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống; vui chơi giải trí và các doanh nghiệp dịch vụ khác cũng thuộc nhóm 9/17 ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Rất có thể, những tín hiệu chính sách tích cực đang hối thúc các doanh nghiệp trở lại mạnh hơn.