88Point

Trong 5 năm gần đây, người dân đã bỏ ra gần 300 tỷ đồng để cùng Nhà nước xây dựng lộ nông thôn. (Tro ltd cup y

【ltd cup y】Nhiều dự án giao thông “khát” vốn

Báo Cà MauTrong 5 năm gần đây, người dân đã bỏ ra gần 300 tỷ đồng để cùng Nhà nước xây dựng lộ nông thôn. (Trong ảnh: Xây dựng tuyến lộ Ranh Hạt thuộc Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

“Ðã có sự phát triển khá nhanh, song hệ thống giao thông đường bộ hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh và còn tồn tại nhiều bất cập cần nhanh chóng khắc phục”, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Cà Mau Lê Thành Huấn nhận định.

Công bằng mà nói, tuy chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh hiện nay, nhưng mạng lưới giao thông đường bộ thời gian qua đã có nhiều bước phát triển khá vượt bậc và hợp lý. Từ chỗ gần như không có gì, ngoại trừ tuyến đường duy nhất là Quốc lộ 1 đến trung tâm hành chính của tỉnh trong những năm đầu mới tái lập tỉnh, giờ đây toàn tỉnh đã có 76/82 xã có đường ô-tô về đến trung tâm, nhiều tuyến đường về trung tâm huyện thường xuyên được nâng cấp, mở rộng, diện mạo nông thôn ở ấp, xóm được cải thiện rõ nét...

Trong 5 năm gần đây, người dân đã bỏ ra gần 300 tỷ đồng để cùng Nhà nước xây dựng lộ nông thôn. (Trong ảnh: Xây dựng tuyến lộ Ranh Hạt thuộc Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình).

Xác định hệ thống giao thông luôn chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tỉnh đã tập trung nhiều giải pháp xây dựng phát triển nhanh mạng lưới giao thông đường bộ. Nhất là trong 5 năm gần đây, từ năm 2011 đến những tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh đã xây dựng mới được trên 3.760 km đường bộ, 3.100 cây cầu, nâng cấp, cải tạo 239 km đường bộ... Ðặc biệt, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 6 tuyến đường về trung tâm xã còn lại trên địa bàn, phấn đấu đến cuối năm 81/82 xã có đường ô-tô về tới trung tâm.

Kết quả trên thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của tỉnh trong điều kiện ngân sách địa phương eo hẹp như thời gian qua. Theo ông Huấn, để có được kết quả ấy, tỉnh đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động sức dân và cả cộng đồng doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng các công trình giao thông nông thôn. Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, đã có gần 300 tỷ đồng vốn đóng góp của Nhân dân, đó là chưa tính tiền đất, hoa màu, kiến trúc trên đất của Nhân dân hiến và trên 120 tỷ đồng vốn huy động xã hội hoá trong xây dựng lộ nông thôn. Nhiều bến phà, cầu dân sinh được xây dựng, đưa bức tranh giao thông tỉnh nhà ngày một hoàn thiện hơn.

Nhiều công trình chờ vốn

Thế nhưng, so với nhu cầu phát triển của tỉnh thì hệ thống giao thông của tỉnh vẫn chưa thể đáp ứng được. Cụ thể tuyến Quốc lộ 63 đã quá tải khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể nâng cấp do thiếu kinh phí. Ðược biết, tuyến Quốc lộ 63 đã được lập kế hoạch nâng cấp từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa được duyệt do chưa thể cân đối kinh phí. Ðể giải quyết tình trạng bức xúc do quá tải, Trung ương tiến hành đầu tư tuyến đường nối từ đường Vành Ðai 2 sang Quản lộ Phụng Hiệp. Tuy nhiên, theo ông Huấn, tiến độ triển khai xây dựng tuyến đường này khá chậm do nguồn vốn phân bố rất hạn chế. Tống giá trị dự án trên 540 tỷ đồng, nhưng năm 2015 chỉ bố trí được 80 tỷ, còn năm 2016 chỉ 20 tỷ đồng.

“Với kinh phí phân bổ như hiện nay, không biết đến khi nào dự án mới hoàn thành”, ông Huấn bộc bạch.

Không chỉ thiếu về số lượng mà tình trạng sụp lún và rạn nứt lộ đang diễn ra trên diện rộng hiện đang là áp lực lớn cho tỉnh. Theo thống kê của ngành giao thông vận tải, toàn tỉnh có đến 90 vị trí hoặc đoạn, tuyến bị rạn nứt, sạt lở và sụp lún. Tình trạng này đã làm hư hỏng trên 33 km đường nhựa, 16,5 km đường bê-tông. Tổng kinh phí để khắc phục tình trạng rạn nứt, sụp lún và hư hỏng các tuyến đường trên ước khoảng 110 tỷ đồng. Ông Huấn nhận định, mùa mưa đã tới, tình trạng sụp lún có thể sẽ càng diễn biến phức tạp hơn, khi đó toàn bộ kinh phí để khắc phục, sửa chữa dự kiến có thể lên đến trên 250 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này vượt tầm ngân sách tỉnh và tỉnh đang trình xin Trung ương hỗ trợ. Riêng ngành giao thông vẫn tiếp tục theo dõi sát sao tình trạng này để có những giải pháp khắc phục kịp thời.

Tình trạng sụp lún và rạn nứt lộ thời gian qua không chỉ đã tiêu tốn nguồn kinh phí khá lớn cho công tác khắc phục mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đi lại của người dân. Là tuyến lộ nhựa duy nhất về trung tâm xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, nên sau khi bị sự cố sụp lún đoạn dài gần 45 m, rộng 8 m đã khiến cho các hoạt động đi lại, sản xuất và giao thương của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện đoạn đường này đã được khắc phục gần như cơ bản, nhưng theo ông Cao Văn Ðạt, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông, do đường ô-tô duy nhất về xã bị sụp lún không thể lưu thông, nước dưới sông thì khô cạn hoàn toàn nên hơn tháng trời toàn bộ hàng hoá, nông sản phải vận chuyển bằng xe 2 bánh, xe thô sơ hay mang vác bộ, không chỉ tốn công sức, thời gian mà còn tốn kém không ít tiền bạc của người dân.

Tác động từ người dân

Thiếu kinh phí để xây dựng mới, duy tu, lại thêm tác động của chính ý thức người dân còn kém, khiến cho nỗ lực tiến tới đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ vốn đã khó nay càng khó hơn. Ðặc biệt, tình trạng người dân lấn chiếm hành lang an toàn lộ giới trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay ngày một nghiêm trọng và phổ biến.

Hiện toàn tỉnh còn 4 dự án giao thông, nếu triển khai thực hiện hoàn thành sẽ cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ. Cụ thể: Dự án giai đoạn 2 đường hành lang ven biển phía Nam, nối từ đường Võ Văn Kiệt sang Quốc lộ 1 (đoạn gần khu dân cư Hoàng Tâm); Dự án nâng cấp Quốc lộ 63; Dự án tuyến tránh TP Cà Mau, đoạn nối từ điểm cuối của đường hành lang ven biển phía Nam về đến xã Tắc Vân, đi qua xã Hoà Thành (công trình này tỉnh đã đưa vào kế hoạch vốn trung hạn của tỉnh); Dự án xây dựng tuyến đường trục chính Ðông - Tây, nối từ Sông Ðốc sang cửa biển Gành Hào, với kinh phí 2.500 tỷ đồng.

Ðường hành lang ven biển phía Nam được đánh giá là tuyến đường vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và cả quốc phòng - an ninh. Thế nhưng, khi tuyến đường này được đưa vào sử dụng chưa bao lâu thì tình trạng người dân xây dựng nhà cửa, hàng quán trong khu vực hành lang an toàn lộ giới ngày một nhiều, nhất là khu vực từ thị trấn Thới Bình về đến xã Tân Bằng. Không chỉ có tuyến đường này, theo đánh giá của ông Huấn, tình trạng lấn chiếm hành lang lộ giới hiện diễn ra khá nhiều trên các tuyến quốc lộ khác trên địa bàn tỉnh.

Ðể quản lý chặt chẽ vấn đề trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 994/QÐ-TTg ngày 19/6/2014 về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020. Triển khai thực hiện quyết định này, tỉnh đã xây dựng lộ trình thực hiện giai đoạn 2016-2017. Tuy nhiên, theo ông Huấn, đây là vấn đề khó khăn, do trước đây các tuyến đường về trung tâm các huyện được xây dựng đa phần theo các tuyến đê và đất của người dân nên chỉ có thể vận động và thông báo cho bà con biết đó là khu vực hành lang an toàn lộ giới không thể xây dựng kiên cố. Hiện Sở Giao thông vận tải đang kiến nghị UBND tỉnh cho thành lập ban chỉ đạo để thực hiện Quyết định 994 của Chính phủ, cơ cấu UBND xã là thành viên của ban để có thể quản lý chặt địa bàn./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap