【soi keo lens】Công trình tiền tỷ “đắp chiếu”

Hàng trăm hộ dân phụ thuộc nước máy

Những năm trước,ềntỷldquođắpchiếsoi keo lens gia đình ông Huỳnh Nhật Thiền ở thôn Sơn Lợi, xã Thọ Sơn đào giếng sâu gần 40m. Vì không có nước nên ông phải khoan thêm một giếng mới sâu gần 100m nhưng nước bị nhiễm phèn. Nhiều năm nay, gia đình ông chủ yếu sử dụng nước máy từ công trình cấp nước cũ của xã. Mỗi ngày ông phải dậy sớm tranh thủ giờ nhà máy cấp nước để bơm lên bồn. Nếu ngày nào bị cúp điện thì hôm đó cả nhà thiếu nước sinh hoạt. Ông Thiền chia sẻ: “Khu vực trung tâm có nước máy nhưng không đủ sử dụng. Sáng sớm bơm nước lên bồn, sử dụng tới trưa là hết, chiều phải bơm thêm. Hôm nào không bơm là không đủ dùng. Bà con ở đây rất mong nhà máy nước mới sớm đi vào hoạt động”. 

Hộ ông Thiền là một trong hơn 150 hộ dân đang sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước cũ. Công trình này được xây dựng cách đây 15 năm, do xã Thọ Sơn quản lý. Từ năm 2016 đến nay, ông Vũ Văn Khương, Trưởng ban quản lý chợ Thọ Sơn ký hợp đồng giao khoán với UBND xã để quản lý, vận hành nhà máy nước. Theo hợp đồng, ông Khương có trách nhiệm quản lý, vận hành, tự cân đối thu, chi đảm bảo có lãi để tái đầu tư. Nhà máy nước cũ có công suất thiết kế 7,72m3/giờ, nguồn nước chủ yếu được bơm lên từ giếng khoan. Vào mùa nắng, lượng nước không đủ cung cấp cho toàn khu vực trung tâm nên cần có một công trình cấp nước mới để phục vụ người dân trên địa bàn.

Công trình cấp nước tập trung xã Thọ Sơn nhìn từ trên cao

Từ thực tế này, năm 2017, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung mới được đầu tư xây dựng bên cạnh nhà máy cũ. Tổng kinh phí đầu tư hơn 7,7 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình cấp nước mới lấy nước trực tiếp từ hồ thôn Sơn Lợi dẫn vào bể lắng và được xử lý qua hệ thống bể lọc cung cấp nước cho trường học, trạm y tế, cơ quan hành chính và người dân ở khu vực trung tâm. Tuy nhiên, từ khi công trình hoàn thành đến nay vẫn “đắp chiếu”, chưa đưa vào hoạt động. 

Với những hộ kinh doanh ở chợ Thọ Sơn thì nguồn nước sạch sinh hoạt rất cần thiết. Vì không có giếng đào nên ai cũng mong nhà máy mới đi vào hoạt động, cấp nước theo đúng công năng sử dụng. Bà Nguyễn Thị Hiếu là tiểu thương chợ Thọ Sơn cho biết: “Khu vực này không đào được giếng nên gia đình phải sử dụng nước máy. Vào mùa khô, nguồn nước không đủ cung cấp cho người dân. Tôi không hiểu sao công trình nhà máy nước xây xong 2, 3 năm nay không hoạt động. Công trình tiền tỷ để như vậy thật lãng phí, trong khi người dân không đủ nước sinh hoạt, nhất là vào mùa khô”. 

Nhu cầu cấp nước sạch của người dân xã Thọ Sơn là rất lớn. Ngoài những hộ dân ở trung tâm và các cơ quan hành chính nhà nước, trên địa bàn còn gần 200 hộ dân ở thôn Sơn Tùng thường xuyên thiếu nước vào mùa khô. Do vậy, việc đưa công trình cấp nước mới vào hoạt động là mong muốn, kỳ vọng của người dân. Qua các kỳ tiếp xúc cử tri ở địa phương, nhân dân đã nhiều lần kiến nghị, nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm. 

Mòn mỏi chờ bàn giao 

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, người dân được quyền giám sát, tham gia đóng góp ý kiến về việc thi công xây dựng công trình cấp nước ở địa phương. Vì đây là công trình do Nhà nước đầu tư, còn nhân dân thụ hưởng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã không ghi nhận những ý kiến đóng góp của người dân. Cụ thể, khi đơn vị thi công đưa 2 đường ống cấp nước xuống cống thoát nước dọc đường thôn Sơn Lợi, ông Phạm Văn Đặng, Trưởng thôn đã phản đối: “Cái cống này nhỏ, thường xuyên bị ngập nước và rác vào mùa mưa. Nhiều cơn mưa, nước không thoát kịp đã tràn qua đường. Trước đây, tôi đã góp ý nhưng đơn vị thi công không đồng tình. Không thể vì tiết kiệm chi phí thi công mà đưa 2 đường ống cấp nước xuống cống. Hệ lụy gây tắc nghẽn cống về sau ai sẽ chịu?”.

Đường ống cấp nước được đưa vào chung đường cống thoát nước

Công trình cấp nước mới xây dựng hoàn thành, nhưng một số hạng mục vẫn chưa đạt. Ông Vũ Văn Khương, Trưởng ban quản lý chợ Thọ Sơn cho biết: “Hệ thống bể lắng xử lý cặn không có mái che thì lá cây, bụi bẩn có thể rơi vào. Lẽ ra bể chứa nước sau lọc phải có nắp đậy bê tông, nhưng thực tế chỉ được che tạm bợ bằng một tấm tôn lấy từ công trình cũ. Còn ống xả nước cặn bị chắn ngang bởi một tấm bê tông nên nước không thể chảy xuống hố ga mà tràn ra mặt đất. Ngoài ra, đường ống dẫn hóa chất và các thiết bị khác cũng đầu tư chưa đúng với kinh phí tiền tỷ”.

Ông Vũ Văn Khương (giữa) chia sẻ về những hạng mục chưa đạt của công trình cấp nước Thọ Sơn

Bể lắng xử lý cặn của công trình cấp nước Thọ Sơn

Trước đó, xã Thọ Sơn đã kiến nghị bàn giao công trình cấp nước cũ cho đơn vị khác quản lý. Tháng 8-2021, UBND tỉnh đã có công văn thuận chủ trương chuyển đổi đơn vị quản lý, sử dụng và khai thác các hạng mục công trình cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ thủy lợi Bình Phước. Đến nay, xã Thọ Sơn vẫn chưa xác định giá trị tài sản còn lại của công trình cấp nước cũ để bàn giao.

“Hiện nay, xã đang quản lý, vận hành công trình cấp nước cũ. Về lâu dài, để công trình hoạt động hiệu quả hơn, cần giao cho đơn vị chuyên môn quản lý, vận hành. Trong thời gian tới, cả 2 công trình cấp nước cũ và mới sẽ phải bàn giao cho Công ty TNHH MTV Dịch vụ thủy lợi Bình Phước quản lý, vận hành. Do vậy, xã rất mong chủ đầu tư sớm đẩy nhanh tiến độ, khắc phục những tồn tại nếu có đối với công trình mới để bàn giao cho đơn vị quản lý, cung cấp nước cho người dân sử dụng trước mùa khô năm nay”.

Ông BÙI THANH HẢI,
Phó chủ tịch UBND xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng


Phóng viên đã nhiều lần liên hệ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh để thông tin thêm về việc bàn giao công trình cho đơn vị quản lý, vận hành, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Theo người dân, một công trình cấp nước xây dựng nhiều tỷ đồng, khi xong thì “đắp chiếu” gây lãng phí tiền của đầu tư. Trong khi người dân xã Thọ Sơn đang rất cần nước sạch để sử dụng. Lẽ ra công trình xây xong phải bàn giao ngay cho đơn vị có chức năng quản lý, vận hành, cung cấp nước cho các hộ dân thì chủ đầu tư vẫn chưa triển khai công tác này. Nếu công trình chậm bàn giao ngày nào thì chừng đó thời gian người dân xã Thọ Sơn vẫn còn nỗi lo thiếu nước sinh hoạt.